HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Cách phòng bệnh bảo vệ trẻ trước dịch virus Adeno

Dịch virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và đang có xu hướng gia tăng. Đây là loại virus gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời với tỷ lệ tử vong từ 8-10%. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ trong mùa dịch này, mẹ hãy xem thông tin dưới đây nhé!

Nguy cơ của trẻ khi nhiễm Virus Adeno

Virus Adeno có khả năng gây bệnh ở nhiều bộ phận trong cơ thể như đường hô hấp, tiêu hóa, mắt… Trong các nhóm virus gây bệnh thì Adenovirus nhóm B có khả năng gây bệnh nhiều và phổ biến nhất. Dưới đây là những bệnh phổ biến mà virus Adeno gây ra:

Virus Adeno khiến trẻ bị viêm đường hô hấp

  • Viêm họng cấp: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với những triệu chứng như sốt, đau đầu, sưng họng, ho, chảy nước mũi. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 7 – 14 ngày, lây lan nhanh và khó phân biệt với những trường hợp nhiễm virus khác.
  • Viêm họng kết mạc: Triệu chứng giống với viêm họng cấp nhưng kèm thêm viêm kết mạc thành dịch (kết mạc mắt đỏ, thường không đau, có chảy dịch trong). Người bệnh có thể bị lây qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
  • Viêm cấp tính đường hô hấp: Biểu hiện là viêm họng, hạch cổ sưng đau, ho, sốt có thể trên 39°C. Bệnh diễn biến cấp tính, thường khỏi nhanh sau 3 - 4 ngày. Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Viêm phổi: Trẻ thường mắc do bị nhiễm type 3 và 7, chiếm tỷ lệ 10% viêm phổi cấp. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột, sốt cao trên 39°C, ho, chảy nước mũi, có những dấu hiệu tổn thương ở phổi. Các tổn thương này có khả năng lan rộng và để lại di chứng, thậm chí gây tử vong.

Viêm kết mạc mắt

Viêm kết mạc mắt hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ. Biểu hiện của bệnh là bị đỏ mắt một hoặc cả hai bên, có chảy dịch trong, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Viêm dạ dày - ruột

Trẻ có biểu hiện đi ngoài nhiều nước kéo dài khoảng 7 ngày kèm theo sốt, buồn nôn, nôn và những dấu hiệu viêm đường hô hấp, viêm kết mạc. Virus gây bệnh ở đường tiêu hóa được đào thải trong phân và là nguồn lây chủ yếu trong cộng đồng.

Trẻ mắc virus Adeno có thể mắc viêm bàng quang

Virus Adeno còn là nguyên nhân gây ra viêm bàng quang ở trẻ, đặc biệt là ở bé trai. Virus có thể nằm trong nước tiểu, ở niệu đạo và tử cung. Cho nên, đây được coi là virus Adeno lây qua đường tình dục.

Một số bệnh lý khác do virus Adeno gây ra

Theo nghiên cứu của Giới chức Y tế Anh và Mỹ, virus Adeno có thể gây viêm gan nặng ở trẻ em. Một số trường hợp nhiễm không có triệu chứng, được gọi là thể ẩn nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.

Hướng dẫn phòng ngừa virus Adeno cho trẻ

Virus Adeno có thể lây lan rộng trong cộng đồng, mẹ không nên cho trẻ đến nơi đông người khi không cần thiết và hãy áp dụng những phương pháp phòng bệnh dưới đây:

  • Với trẻ sơ sinh cần được bú sớm ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến 2 tuổi để có hệ miễn dịch tốt nhất.
  • Với trẻ lớn hơn cần có chế độ ăn hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng.
  • Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
  • “Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra”, PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh khuyến cáo.
  • Luôn cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm bệnh, không sử dụng chung đồ với người bệnh.
  • Cho trẻ bổ sung siro tăng cường sức đề kháng Ocean VM.

“Hiện tại ở Việt Nam, chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ để không bỏ lỡ xét nghiệm; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có”, TS.BS Lê Kiến Ngãi khuyến cáo.

Để bảo vệ con tốt nhất trong mùa dịch mẹ hãy thực hiện tốt các khuyến cáo trên nhé!

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

Phân biệt Adenovirus và cảm cúm thông thường

7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

 

 

Bài trước Bài sau