HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em: Dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí kịp thời

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu không được nhận diện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này cung cấp thông tin về các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường ruột trẻ em mà cha mẹ nên lưu ý cũng như những cách xử trí hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

 

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em là gì?

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em thường được gọi là viêm dạ dày ruột. Đây là tình trạng nhiễm trùng của ruột non hoặc/và ruột già do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra.

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em là một bệnh lý đặc trưng bởi viêm nhiễm tại đường tiêu hóa và gây ra các vấn đề như tiêu chảy, nôn mửa…  Ở trẻ em, bệnh này khá phổ biến và có thể gây ra mất nước nghiêm trọng do tình trạng tiêu chảy và nôn mửa.

Nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời:

  • Mất nước: Đây là biến chứng phổ biến nhất, có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu mất nước không được bù lại đủ và kịp thời.

  • Suy dinh dưỡng: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do cơ thể không hấp thu đủ dưỡng chất.

  • Sốt cao: Có thể dẫn đến co giật ở một số trẻ nhỏ.

  • Suy giảm miễn dịch: Có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em là gì?

 

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, trong đó các trường hợp phổ biến nhất là: 

  • Virus và vi khuẩn: các vi khuẩn dạng Campylobacter và vi khuẩn Escherichia Coli (E. Coli), trực khuẩn lỵ Shigella, Salmonella, vi khuẩn tả Vibrio Cholerae…

  • Ký sinh trùng: Giardia lamblia là ví dụ về loại ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng.

  • Thức ăn và nước nhiễm bẩn: Tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân thường thấy.

  • Lây lan từ người sang người: Đặc biệt là trong môi trường nhà trẻ hoặc trường học, khi vệ sinh cá nhân không được thực hiện đúng cách.

  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, điều này dẫn đến bé dễ bị nhiễm trùng đường ruột khi còn bé. 

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột trẻ em

 

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường ruột trẻ em

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các dấu hiệu bệnh thường gặp nhất bao gồm: 

  • Tiêu chảy: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất, trẻ đi ngoài với phân lỏng nhiều lần trong ngày.

  • Nôn mửa: Trẻ có thể nôn nhiều lần trong ngày, đôi khi cùng với tiêu chảy.

  • Đau bụng: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau quặn bụng.

  • Sốt: Trẻ thường bị sốt nhẹ đến cao, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

  • Mệt mỏi và quấy khóc: Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc hoặc khó chịu hơn bình thường.

  • Chán ăn: Có thể xuất hiện tình trạng giảm cảm giác thèm ăn hoặc từ chối ăn uống.

  • Mất nước: Biểu hiện qua môi khô, khóc không ra nước mắt, ít đi tiểu, da khô hoặc mắt trũng sâu. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng cần chú ý và điều trị kịp thời.

  • Khó chịu ở bụng: Có thể xuất hiện triệu chứng trướng bụng hoặc đau khi sờ vào.

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường ruột trẻ em

 

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ tại nhà

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột trẻ em với các triệu chứng điển hình kể trên. Dưới đây là một số cách điều trị tại nhà: 

Bù nước và điện giải

Đây là biện pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột trẻ em tại nhà quan trọng nhất, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện mất nước. Các dung dịch bù nước và nước điện giải như Oresol có thể giúp khôi phục cân bằng điện giải trong cơ thể bé. 

Mẹ nên khuyến khích trẻ uống từng ít một và uống nhiều lần trong ngày. Với trẻ vẫn đang bú mẹ, mẹ nên tăng tần suất cho bú để đảm bảo bù nước và dưỡng chất cho con. 

Hỗ trợ dinh dưỡng 

Khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng để giúp con nhanh chóng hồi phục. Mẹ hãy duy trì một chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt.

Bên cạnh thực phẩm, mẹ có thể bổ sung dưỡng chất cho con bằng thực phẩm chức năng, nhất là các vi khoáng như sắt, kẽm… Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm như Imunol syrup giúp tăng cường hệ miễn dịch, Ocean Picozinc bổ sung kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn… 

ăn gì giúp cải thiện đường ruột cho trẻ

 

Sử dụng thuốc

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em thường có triệu chứng tiêu chảy nhưng mẹ không nên dùng thuốc trị tiêu chảy cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể che lấp triệu chứng và không giúp cải thiện bệnh. Trong một số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh trong trường hợp thực sự cần thiết.

Chăm sóc tại nhà

Ngoài việc bù nước và bổ sung dinh dưỡng khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể. Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa lây lan.

Trẻ em thường hồi phục sau 3-7 ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và cách chăm sóc của gia đình. Nếu sau thời gian này tình trạng của trẻ không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

 

Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột trẻ em

Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột trẻ em là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Mẹ tham khảo một số cách phòng bệnh hiệu quả sau: 

  • Vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng xà phòng và nước sạch. Cắt móng tay thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ.

  • Vệ sinh thực phẩm: Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến và ăn. Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ, nhất là thịt, cá và trứng. 

  • Nước uống: Sử dụng nước đã đun sôi hoặc nước đóng chai cho trẻ uống. Đảm bảo nguồn nước sử dụng trong gia đình đảm bảo sạch sẽ và an toàn.

  • Dọn dẹp vệ sinh gia đình: Giữ nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh. Lau dọn các bề mặt tiếp xúc nhiều như bàn ăn, tay nắm cửa bằng dung dịch tẩy rửa.

  • Chăm sóc sức khỏe: Tiêm phòng các loại vacxin cần thiết như vaccine rotavirus để phòng ngừa các nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột.

  • Giáo dục trẻ: Hướng dẫn trẻ tránh bỏ tay vào miệng và nhắc nhở trẻ không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Nhiễm trùng đường ruột trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần tìm hiểu để biết cách nhận biết bệnh, phòng tránh và điều trị tại nhà cho con. Mặc dù căn bệnh này phổ biến nhưng bệnh thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc và điều trị tại nhà tích cực. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên cảnh giác và theo dõi tình trạng sức khỏe của con để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Bài sau