HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

Trẻ bị ho và nôn trớ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Ho và nôn trớ là vấn đề mà nhiều trẻ sơ sinh và đang trong giai đoạn bú mẹ thường hay gặp phải. Nếu đang nuôi con ở những giai đoạn này, mẹ cần nhận biết trẻ ho và nôn trớ như thế nào là bình thường hay cảnh báo bệnh lý để sớm có giải pháp khắc phục kịp thời.

Hiện tượng trẻ bị ho và nôn trớ

Ho là cơ chế tự bảo vệ của đường hô hấp, xuất hiện khi có yếu tố “lạ” xâm nhập. Trẻ bị ho bao giờ cũng bị tăng tiết đờm ở họng và chúng đều là hoạt động có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho đi kèm với các triệu chứng như sốt, khó thở, thở khò khè,… thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Nôn trớ là biểu hiện có liên quan đến hệ tiêu hóa, thường xảy ra khi dạ dày bị kích thích khiến thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.

Nếu trẻ bị ho và nôn trớ đồng thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, giấc ngủ và sức khỏe.

Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều có thể là biểu hiện của bệnh lý

Nếu trẻ ho rất nhiều ảnh hưởng đến việc chơi và giấc ngủ, hoặc kèm theo các dấu hiệu sốt, khò khè, thở nhanh, khó thở thì có thể trẻ đang gặp các bệnh lý như là viêm họng, viêm phế quản phổi,...Mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ có thể do ăn quá no, trẻ vặn mình, rướn người hay thay đổi tư thế đột ngột. Đây là nguyên nhân thường gặp do sai lầm về cách cho trẻ ăn. Tuy nhiên, nôn trớ cũng là triệu chứng cảnh báo trẻ đang mắc các bệnh lý: Hệ tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, viêm ruột,...), các bệnh lý của hệ thần kinh (viêm màng não, viêm não,...), các bệnh lý của hệ hô hấp (viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản,...).

Trẻ bị ho và nôn trớ do mắc bệnh lý về hệ thần kinh thường rất nặng và nguy hiểm. Cho nên, nếu trẻ ho, nôn vọt kèm theo sốt cao, co giật, li bì, khó đánh thức,... mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.

Một số những dấu hiệu cảnh báo mẹ nên đưa trẻ đi khám: Nôn tất cả mọi thứ ăn vào, kém ăn, bỏ bú, không tăng cân, sốt, mệt mỏi, quấy khóc, đi phân lỏng,...

Cách chăm sóc khi trẻ bị ho và nôn trớ

Giữ ấm khi trẻ bị ho và nôn trớ

Khi trẻ đang bị ho, mẹ cần chú ý mặc quần áo đủ ấm, giữ ấm cho trẻ, mùa hè không để điều hòa trong phòng quá lạnh, đặc biệt vào đêm và gần sáng. Mùa đông cần chú ý giữ ấm đường hô hấp bằng khăn quàng cổ, ra ngoài trời cần mặc ấm, đeo khẩu trang để không khiến tình trạng ho của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức khỏe cho trẻ

Cho trẻ ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về thực phẩm sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả giúp cung cấp các vitamin thiết yếu và lượng nước cần thiết cho trẻ.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh có thể do dạ dày còn nhỏ, nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu. Trong trường hợp này mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp dạ dày trẻ tiêu hóa nhanh hơn, tránh bị nôn trớ ra ngoài. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn đồ ăn dễ tiêu, dễ nuốt, mức độ lỏng của đồ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thay đổi chế độ ăn khi trẻ ho và nôn trớ thường xuyên

Nếu mẹ mắc sai lầm trong việc cho trẻ ăn như đã nêu phía trên thì nên thay đổi chế độ ăn để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm thiểu triệu chứng nôn trớ. Việc ép trẻ ăn có thể gây tác dụng ngược làm trẻ sợ đồ ăn và nôn trớ nhiều nên thay vì thế mẹ hãy tìm cách để khuyến khích trẻ hợp tác khi ăn.

Rửa mũi cho trẻ

Rửa mũi giúp loại bỏ vi khuẩn ẩn nấp trong khoang mũi, tránh tình trạng viêm nhiễm. Đây là cách chữa ho và nôn cho trẻ được các chuyên gia đánh giá cao. Khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý về tư thế nằm và liều lượng nhỏ để tránh làm trẻ bị sặc.

Massage bằng dầu nóng khi trẻ bị ho và nôn trớ

Nếu trẻ bị ho và nôn do nhiễm lạnh, mẹ có thể xử lý bằng cách xoa dầu vào gan bàn chân, bụng, ngực của trẻ. Cách này giúp tăng lưu thông máu, loại bỏ được độc tố đồng thời giữ ấm cơ thể, cải thiện cơn ho. Từ đó giảm được kích thích dạ dày, trẻ sẽ không còn bị nôn trớ nữa.

Trên đây là một số cách chăm sóc để cải thiện và chữa ho và nôn trớ ở trẻ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình chăm sóc hay trẻ bị ho và nôn trớ kéo dài kèm những biểu hiện lạ thì mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị nhé!

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

Cách phòng bệnh bảo vệ trẻ trước dịch virus Adeno

7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Bài trước Bài sau