Trẻ sơ sinh thừa sắt có những dấu hiệu gì?
Nhiều mẹ lo con bị thiếu sắt nên tìm mọi cách bổ sung. Tuy nhiên khi bổ sung vô tội vạ không có sự chỉ định hay theo khuyến cáo thì mẹ vô tình gây thừa sắt cho con kéo theo những hệ lụy về sức khỏe mà mẹ không hề biết. Hãy xem những dấu hiệu trẻ sơ sinh thừa sắt dưới đây để sớm phát hiện mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh thừa sắt trong giai đoạn đầu có dấu hiệu gì?
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt: Khi cơ thể trẻ sơ sinh thừa sắt, quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị rối loạn khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc, sụt cân, thậm chí là suy dinh dưỡng.
- Da đậm màu: Sắt dư thừa đọng lại dưới da khiến màu da trở nên xám hơn.
- Đau khớp: Thừa sắt ở trẻ sơ sinh lâu ngày sẽ có nguy cơ tổn thương mô, viêm khớp, đau nhức xương.
- Đau bụng: Đây là dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất. Bé thường đau bụng không rõ nguyên nhân, táo bón, đầy hơi, người khó chịu.
- Dễ mắc bệnh: Thừa sắt khiến cơ thể bé mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến sức đề kháng kém. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên nhiều bệnh truyền nhiễm cho bé.
- Căng thẳng: Thừa sắt khiến trẻ sơ sinh gặp các vấn đề về thần kinh. Trẻ thường xuyên sợ hãi, không hợp tác, thái độ chống đối là một trong những triệu chứng thừa sắt mà mẹ cần lưu ý.
- Dấu hiệu khác: Huyết áp thấp và mạch nhanh hoặc yếu, co giật. Đau đầu, sốt, khó thở và có dịch trong phổi.
Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh: Khi nào nguy hiểm?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh thừa sắt sẽ tiến triển nặng hơn với những dấu hiệu cảnh báo:
- Tăng đường huyết: Lượng sắt tích tụ lâu ngày khiến quá trình tổng hợp insulin của cơ thể bị ảnh hưởng. Đường huyết tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là biến chứng nguy hiểm của tình trạng thừa sắt.
- Suy tim: Cơ thể thừa sắt gây khó khăn trong việc lưu thông máu đến tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim.
- Theo Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ, các dấu hiệu nhiễm độc bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, phân sẫm màu và căng bụng. Nếu tình trạng quá tải lượng sắt tiếp tục diễn ra, trẻ có thể bị xuất huyết, hạ đường huyết và cuối cùng là tử vong. Nếu trẻ sơ sinh gặp phải những triệu chứng này; hãy tìm gặp bác sĩ nhi khoa.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thừa sắt
Có 3 nguyên nhân chính gây ra thừa sắt ở trẻ sơ sinh:
- Do di truyền: Do đột biến gen HFE di truyền, cơ thể trẻ khi sinh ra đã không có khả năng điều hoà sắt. Để phát hiện sớm bệnh này, mẹ cần cho bé làm xét nghiệm đo lượng ferritin trong huyết thanh và trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết gan.
- Do bệnh lý: Các bệnh lý như thiếu men G6PD, thiếu hồng cầu, bệnh gan, bệnh liên quan đến sự hấp thụ sắt.
- Do bổ sung quá liều: Trẻ tiêu thụ lượng sắt cao hơn so với nhu cầu sẽ xảy ra tình trạng thừa sắt. Không ít trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống nhầm viên bổ sung sắt và đa sinh tố của người lớn.
Điều trị thừa sắt ở trẻ sơ sinh
Nếu phát hiện trẻ sơ sinh có những dấu hiệu thừa sắt, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời. Một số phương pháp xét nghiệm và điều trị thừa sắt cho trẻ sơ sinh phổ biến như:
- Lấy máu (hay còn gọi là phương pháp truyền thải sắt): Trẻ sẽ được lấy máu từ 1 – 2 lần trong tuần. Sau mỗi lần truyền thải sắt, trẻ cần được uống nước nhiều. Tần suất lấy máu sẽ giảm dần và ngưng hẳn khi hàm lượng sắt trong cơ thể về lại tỷ lệ bình thường.
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh thừa sắt.
- Thủ thuật mở tĩnh mạch: Được chỉ định khi trẻ thừa sắt ở giai đoạn muộn, có dấu hiệu mắc bệnh gan, tim, tiểu đường.
- Uống thuốc nhuận tràng có tác dụng mạnh: Nếu trẻ sơ sinh thở bình thường, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp này.
- Liệu pháp thải sắt quá đường tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc có chứa deferoxamine mesylate; sau đó, bé sẽ thải sắt qua đường nước tiểu. Thông thường, trẻ cần không quá 24 giờ trị liệu.
Cách phòng ngừa thừa sắt ở trẻ sơ sinh
Để tránh việc bổ sung quá liều gây dư thừa sắt ở trẻ sớ sinh, mẹ hãy lưu ý:
- Chỉ bổ sung khi trẻ sơ sinh thiếu sắt: Không phải tất cả các bé đều có nhu cầu bổ sung sắt. Thông thường trẻ dưới 3 tháng tuổi khỏe mạnh, sinh đủ ngày đủ tháng thì không cần bổ sung sắt. Để biết bé có thiếu sắt hay không, mẹ có thể đưa đến bệnh viện để được xét nghiệm. Nếu con còi cọc, xanh xao, chỉ số huyết tương dưới mức cho phép, mẹ mới cần bổ sung sắt.
- Bổ sung sắt theo đúng liều lượng: Tuỳ vào từng thể trạng, độ tuổi mà mỗi bé cần hàm lượng sắt khác nhau. Mẹ có thể bổ sung cho con thông qua các thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm chức năng trong trường hợp bé thiếu sắt.
- Đa dạng trong cách bổ sung sắt: Nhiều mẹ cho rằng sắt chỉ được bổ sung thông qua đường uống. Sự thật là hàm lượng sắt cần thiết cho bé đã bao gồm tất cả các đường hấp thụ vào cơ thể. Ngoài dạng bổ sung từ thực phẩm chức năng, bé còn hấp thụ sắt qua sữa và thức ăn hàng ngày. Nếu mẹ chỉ tính lượng sắt trong thuốc mà bỏ qua đường ăn uống, khả năng cao là bé sẽ bị thừa sắt.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Để đánh giá đúng về tình trạng thiếu sắt và cách bổ sung, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc bổ sung sắt cho trẻ rất quan trọng nên mẹ cần bổ sung đúng cách và đủ liều lượng cần thiết để tránh dư thừa cho con nhé!
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
- Bổ sung sắt cho trẻ không tác dụng phụ - TOP 1: Ocean Microfer