6 kinh nghiệm cha mẹ nên biết khi bé kém hấp thu chậm tăng cân?
Bé kém hấp thu chậm tăng cân là tình trạng cơ thể hạn chế hấp thu các chất dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ phù hợp và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia như sau.
Phải làm sao khi bé kém hấp thu chậm tăng cân?
Cân nặng và khả năng hấp thu của bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay. Vậy nếu bé có các dấu hiệu lười ăn, chán bú, cân nặng thấp hơn mức tiêu chuẩn thì mẹ cần làm gì để cải thiện?
Mẹ nên chọn loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ tiêu hóa kém là thủ phạm hàng đầu khiến bé gặp phải tình trạng kém hấp thu và chậm tăng cân. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu, lựa chọn các loại sữa phù hợp với độ tuổi con và chứa thành phần tốt cho hệ tiêu hóa như lợi khuẩn Bifidus, vitamin B, kẽm, canxi,....
Các thành phần này sẽ giúp ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn gây hại, kích thích sản sinh lợi khuẩn đường ruột, từ đó giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon, cải thiện cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sữa khác nhau, do đó mẹ cần tỉnh táo và lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Mẹ chậm tăng cân thì mẹ nên tham khảo bổ sung loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé
Nếu bé chậm hấp thu và không có cải thiện nhiều về cân nặng, cha mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn hàng ngày để xem bé đã được cung cấp đủ chất dinh dưỡng chưa. Nếu chưa thì cần phải điều chỉnh và cân bằng lại các nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày của bé.
Cụ thể, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều chất đạm có trong các món từ cá, thịt, hải sản, trứng, sữa chua,.... Ngoài ra, bé cũng cần được bổ sung đầy đủ chất xơ từ trái cây, rau củ quả và chất béo bão hòa có trong phô mai, sữa chua, dầu olive.
Bổ sung thêm cho bé các vi chất thiếu hụt
Một số vi chất quan trọng như kẽm, vitamin và lysine sẽ giúp kích thích khả năng ăn ngon, tăng cường hấp thu và cải thiện cân nặng cho bé. Do đó, nếu thấy bé kém hấp thu chậm tăng cân thì mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để bổ sung thêm các vi chất thiếu hụt cho bé.
Ocean Picozinc được nhập khẩu từ Châu Âu, trải qua quy trình kiểm định gắt gao, đảm bảo chất lượng cao, phù hợp bổ sung cho các bé nhỏ. Đặc biệt, sản phẩm có hàm lượng kẽm cao gấp 5 - 10 lần so với các dòng kẽm thông thường, giúp bé bổ sung đủ vi chất chi trong thời gian ngắn, tối ưu chi phí cho mẹ.
Bổ sung dầu mỡ giúp bé tăng cân
Muốn đạt chuẩn cân nặng thì trong chế độ ăn hàng ngày bé phải được bổ sung đầy đủ dầu mỡ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung hợp lý dầu mỡ vào chế độ ăn sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, từ đó giúp cải thiện cân nặng và khả năng hấp thụ của bé.
Tăng cữ ăn trong ngày giúp bé ăn ngon hơn
Nguyên tắc quan trọng trong hành trình chăm con để giúp bé tăng cân đúng chuẩn là tăng số cữ ăn trong ngày. Một số bé ăn ít cữ và một cữ lại ăn với lượng thức ăn nhiều dẫn đến cảm giác khó tiêu, chán ăn, chậm tăng cân.
Lúc này, mẹ nên chia nhỏ cữ ăn trong ngày, mỗi cữ cách nhau trung bình từ 2 - 3 tiếng để giúp dạ dày của bé hoạt động tốt hơn. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để bé cảm thấy đói, có hứng thú với bữa ăn tiếp theo và ăn tốt hơn, từ đó cải thiện cân nặng.
Cho bé chậm tăng cân uống đủ nước
Có thể mẹ chưa biết, nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích chuyển hóa thức ăn, tăng cường cân nặng. Do đó, việc cho bé uống đủ nước sẽ đảm bảo quá trình trao đổi chất, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp giảm táo bón, cải thiện khả năng cân nặng hiệu quả.
Bé nên uống đủ nước để đảm bảo quá trình trao đổi chất
Bé kém hấp thu chậm tăng cân do nguyên nhân nào?
Bé chậm tăng cân và kém hấp thu có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
Hệ tiêu hóa kém: Trong những năm tháng đầu thời, sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Đây chính là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng, vi khuẩn, virus tồn tại, tấn công và gây rối loạn tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, chậm tăng cân.
Thiếu hụt enzym tiêu hóa: Enzym tiêu hóa thường tồn tại trong gan, tụy và tuyến nước bọt. Khi enzym này bị thiếu hụt thì thức ăn sẽ không thể phân hủy thành chất dinh dưỡng. Nếu không sớm khắc phục thì bé sẽ bị chướng bụng, đầy hơi và khó hấp thu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Ăn dặm sớm: Theo thông tin từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP, mẹ nên cho bé ăn dặm khi đã đủ 6 tháng. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm thì có thể gây tổn thương dạ dày, nhu động ruột hoạt động kém, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng sau này.
Chế độ ăn không đảm bảo: Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn hàng ngày của bé phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất như chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng. Nếu bé không ăn đủ một trong các nhóm chất này thì sẽ có nguy cơ kém hấp thu, đề kháng yếu và chậm tăng cân.
Loạn khuẩn đường ruột: Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân điển hình khiến bé chậm tăng và kém hấp thu. Tình trạng này thường gặp ở các bé sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hoặc mắc bệnh lý trong thời gian dài.
Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ tìm được biện pháp cải thiện cân nặng của bé hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm nên được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn hướng khắc phục phù hợp nhất.
Qua thông tin hữu ích trong bài viết, Orzax Ocean hy vọng rằng, cha mẹ đã biết được nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng bé kém hấp thu chậm tăng cân. Song, nếu như bé có biểu hiện biếng ăn thời gian dài thì cần đi khám sớm để có phác đồ điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: