Cách khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ em
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một tình trạng phổ biến hiện nay. Tuy không nghiêm trọng như biếng ăn bệnh lý nhưng nó cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ khiến mẹ phải lo lắng. Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra các giải pháp khắc phục nhé!
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là gì?
Biếng ăn tâm lý ở trẻ phát sinh từ những vấn đề nhỏ nhặt nhưng có tính lặp đi lặp lại và in sâu vào tâm lý trẻ như:
- Mẹ luôn thúc ép, dọa nạt trẻ ăn quá nhiều, thậm chí gây nôn trớ. Việc này có thể gây ra nỗi ám ảnh khiến hoạt động ăn uống của trẻ mang tính bắt buộc và đáng sợ mỗi ngày.
- Cũng có thể xuất phát từ một vài lần trẻ gặp biến cố trong khi ăn như: bị sặc, hóc xương, nôn mửa… Hay ăn phải thức ăn có mùi vị khó chịu khiến trẻ ám ảnh, sợ hãi mãi về sau.
- Có thể xảy ra khi thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc hoặc đột ngột mẹ thay đổi cách cho ăn, thay đổi lịch trình bữa ăn trong ngày khiến trẻ chưa thích nghi kịp mà gây ra lười ăn, cáu kỉnh.
Giải pháp khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ
Không nên ép trẻ ăn quá mức
Khi trẻ có dấu hiệu thấp bé, nhẹ cân hơn so với bạn bè cùng trang lứa thì mẹ thường có khuynh hướng bắt trẻ ăn nhiều hơn. Điều này vô tình sẽ khiến bữa ăn của trẻ giống như “cuộc chiến”. Khi trẻ vừa ăn vừa sợ, vừa khóc sẽ khiến cơ thể trẻ hấp thụ không tốt, thậm chí còn có thể dẫn đến sặc thức ăn vô cùng nguy hiểm.
Để có trẻ một bữa ăn ngon miệng, mẹ nên tạo sự thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn. Trẻ có thể lười ăn, bỏ ăn hay chống đối. Nhưng việc mẹ cần làm chính là kiên trì và nhẹ nhàng với con. Đôi khi, bỏ một bữa ăn có thể tạo cơn đói khiến trẻ ăn hứng thú và ngon miệng hơn ở bữa tiếp theo.
Cho trẻ ăn theo nhu cầu để cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ
Thay vì ép ăn, mẹ hãy cho trẻ ăn khi muốn ăn và dừng lại ngay khi trẻ không muốn ăn nữa. Điều này sẽ khiến trẻ không cảm thấy sợ mỗi khi đến bữa chính. Nếu lượng thức ăn mỗi bữa chưa đủ, mẹ có thể cho ăn thêm bữa phụ và uống sữa để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Trong mỗi bữa ăn, mẹ có thể bày vài món ăn hấp dẫn và để con tự chọn theo sở thích. Việc này khiến cho hoạt động ăn uống của trẻ trở nên thú vị và dần dần trẻ sẽ không sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn nữa.
Thay đổi thực đơn liên tục
Bên cạnh cân bằng dinh dưỡng thì mẹ cũng nên thay đổi thực đơn ăn uống liên tục cho trẻ vì ăn thường xuyên lặp lại một món trẻ sẽ cảm thấy chán. Hơn nữa, vị giác của trẻ rất nhạy cảm, nếu ăn một món trong suốt khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng mất cảm giác thèm ăn.
Cho trẻ ăn chung với cả nhà có thể cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ
Để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ, các chuyên gia khuyên rằng, các bạn nhỏ nên được tự ăn và ăn cùng với mọi người. Khi được ăn cùng với cả nhà trong bầu không khí vui vẻ, tâm lý của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt. Trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi được tương tác nhiều, muốn ăn nhiều hơn khi thấy mọi người ăn.
Tạo lập và duy trì thói quen cho trẻ
Để tạo lập được thói quen cho trẻ thì trước hết mẹ phải kiên trì lặp đi hành động đó hàng ngày. Như việc đúng giờ đó sẽ uống sữa, ăn cơm hay đi ngủ. Dần dần trẻ sẽ quen và “đói đúng giờ” giảm tránh tình trạng biếng ăn ở con.
Một cách để tập thói quen cho trẻ nữa là mẹ có thể tạo nên các hành động báo trước. Ví dụ như trước bữa ăn, con sẽ đi rửa tay, rửa mặt.
Cải thiện khả năng hấp thu và tiêu hóa cho trẻ
Biếng ăn tâm lý ở trẻ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc tiết enzym tiêu hóa, khiến trẻ ăn không ngon miệng. Để khắc phục vấn đề này mẹ có thể bổ sung kẽm Ocean Acetate cho trẻ. Kẽm giúp kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym - chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ em, làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Kẽm còn giúp cơ thể trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tăng cân đều theo thời gian.
Tham khảo thêm về sản phẩm: https://orzax-ocean.vn/products/ocean-picozinc
Nuôi con chưa bao giờ là điều dễ dàng. Với trẻ biếng ăn tâm lý, mẹ càng cần phải kiên trì thực hiện các giải pháp để giúp con ăn ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Đọc thêm:
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?