Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm và cách bổ sung kẽm dự phòng cho bé
Kẽm là một vi chất quan tham gia vào hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ thiếu kẽm thường rất dễ bị ốm vặt, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng chiều cao… Vậy nên cha mẹ cần chú ý quan sát, nếu con có dấu hiệu thiếu kẽm hãy bổ sung kẽm dự phòng ngay cho bé.
Tại Việt Nam có tới gần 70% trẻ em thiếu kẽm
Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì có đến 7 trẻ thiếu kẽm. 10 mẹ mang thai thì có 8 người thiếu kẽm. Tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em là 69,4%, phụ nữ có thai là 80,3%.
Sở dĩ như vậy là vì hiện nay, chế độ ăn của người Việt đang thiếu những thực phẩm giàu vi chất kẽm. Thêm đó là chất lượng bữa ăn chưa cao, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trong bữa ăn hàng ngày còn chưa nhiều. Đặc biệt là đối với trẻ em, đây là đối tượng hay biếng ăn, chính vì thế khả năng thiếu kẽm thường rất cao.
Những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ
Thiếu kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu kẽm là điều cần thiết để cha mẹ có thể bổ sung kịp thời, giúp trẻ tránh được những tác động tiêu cực.
Trẻ chán ăn, giảm bú, không ăn thịt cá
Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất khi trẻ bị thiếu kẽm là tình trạng chán ăn, giảm ăn hoặc giảm bú. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích vị giác, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
Khi thiếu kẽm, khả năng cảm nhận mùi vị của trẻ bị suy giảm, dẫn đến việc trẻ trở nên kén chọn thực phẩm, thậm chí từ chối các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ biếng ăn hoặc giảm bú đột ngột, cần xem xét bổ sung kẽm để cải thiện tình trạng này.
Táo bón do tiêu hóa kém, hay nôn trớ do trẻ thiếu kẽm
Kẽm (Zinc) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể của trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Khi trẻ bị thiếu kẽm, hệ tiêu hóa của trẻ có thể hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng táo bón và khó tiêu.
Các triệu chứng như táo bón kéo dài, thường xuyên nôn trớ ở trẻ là những dấu hiệu phổ biến của rối loạn tiêu hóa do thiếu kẽm. Bé gặp tình trạng này thường sẽ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển toàn diện.
Bổ sung kẽm dự phòng cho bé có thể giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn và nhanh chóng cải thiện tình trạng liên quan đến tiêu hóa của trẻ.
Trẻ thiếu kẽm thường khó ngủ và ngủ không ngon giấc
Kẽm tham gia vào quá trình điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh như GABA (gamma-aminobutyric acid), glutamate, và serotonin giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Khi trẻ thiếu kẽm, các chất này bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
Điều này có thể làm cho trẻ mệt mỏi vào ban ngày, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp cân bằng lại các chất cần thiết, hỗ trợ trẻ có giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.
Xuất hiện hạt gạo trên móng tay, da tái xanh, tóc giòn dễ gãy
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy khi trẻ bị thiếu kẽm là sự thay đổi rõ rệt trên da, móng và tóc của trẻ.
Da xanh tái là biểu hiện của tình trạng thiếu máu do giảm sản xuất tế bào hồng cầu, do kẽm hỗ trợ trong việc sản sinh và phát triển tế bào máu. Trẻ thiếu kẽm thường có làn da nhợt nhạt, xanh xao và trông thiếu sức sống.
Móng tay, móng chân mỏng, yếu cũng là dấu hiệu thường thấy khi thiếu kẽm. Kẽm cần thiết cho việc sản sinh keratin, một loại protein tạo nên cấu trúc chắc khỏe của móng. Khi thiếu kẽm, móng của trẻ thường mỏng, dễ gãy và có thể xuất hiện các đốm trắng hoặc đường rãnh bất thường.
Tóc giòn, dễ gãy xảy ra khi kẽm không đủ để hỗ trợ quá trình tái tạo và nuôi dưỡng tóc. Tóc trở nên khô, xơ, giòn và dễ rụng hơn khi gội đầu hoặc chải tóc. Việc thiếu kẽm kéo dài có thể khiến tóc của trẻ rụng nhiều hơn bình thường.
Khi cha mẹ phát hiện con có các biểu hiện như da xanh xao, móng tay yếu, tóc dễ gãy, cần cân nhắc bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm phù hợp, giúp trẻ khôi phục lại sự khỏe mạnh toàn diện.
Trẻ dễ mệt mỏi, hay ngáp vặt và buồn ngủ
Trẻ thường xuyên mệt mỏi, hay ngáp vặt và buồn ngủ ban ngày có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang thiếu kẽm. Kẽm hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể của trẻ. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng bị giảm sút, khiến trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu sức sống ngay cả khi không hoạt động quá sức.
Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ duy trì mức năng lượng ổn định, giảm cảm giác mệt mỏi và giúp trẻ năng động, tỉnh táo hơn trong các hoạt động hàng ngày. Cha mẹ nên lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để cung cấp các sản phẩm bổ sung phù hợp.
Các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp dễ bị tái phát (viêm mũi họng, viêm phế quản)
Suy yếu hệ thống miễn dịch có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là ở đường hô hấp. Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển các tế bào miễn dịch như tế bào T và bạch cầu, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh. Khi thiếu hụt lượng kẽm trong cơ thể, khả năng đề kháng của trẻ bị suy giảm, dẫn đến việc cơ thể khó chống chọi với các tác nhân gây nhiễm trùng.
Kết quả là trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản và thậm chí là viêm phổi. Đáng chú ý, tình trạng này không chỉ xảy ra một lần mà còn dễ tái phát nhiều lần, do hệ miễn dịch chưa được khôi phục hoàn toàn. Mỗi lần bị bệnh, sức khỏe của trẻ càng bị ảnh hưởng, làm trẻ dễ mệt mỏi và thiếu năng lượng hơn.
Bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ theo độ tuổi
Theo khuyến cáo WHO - Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau.
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi cần bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày
- Trẻ từ 5 - 12 tháng tuổi cần 5-8 mg kẽm mỗi ngày
- Trẻ từ 1 -10 tuổi cần 10-15 mg kẽm một ngày
Một số thực phẩm giàu vi chất kẽm cho trẻ mà cha mẹ nên bổ sung cho con như: Hàu, sò, tôm đồng, cá, thịt bò, gan lợn, lòng đỏ trứng, các hạt có dầu (lạc, hạnh nhân, hạt điều), đậu nành, khoai lang.
Ngoài ra, để kẽm có thể hấp thụ một cách tốt hơn, cha mẹ nên cho con ăn kem với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi…
Bên cạnh việc bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ cũng có thể bổ sung vi chất kẽm cho con bằng thực phẩm bổ sung.
Ocean Picozinc - Thực phẩm bổ sung vi chất kẽm tốt nhất nhất hiện nay
Ocean Picozinc bổ sung kẽm dưới dạng Zinc Picolinate - Đây là dạng kẽm có khả năng hấp thu tốt nhất so với các dạng kẽm khác. Thêm đó, nó có dạng siro nhỏ giọt dễ định liều, cùng hương vị cherry thơm ngon rất dễ uống cho trẻ.
Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Châu Âu và có thương hiệu hơn 18 năm. Với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và khắt khe cùng chất lượng cao Ocean Picozinc đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên Thế Giới.
Thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hại về sức khỏe và tinh thần của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan sát nếu trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm thì phải bổ sung kịp thời nguồn vi chất quan trọng này.