HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Hỏi đáp: Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, nguyên nhân do đâu

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân được gọi là trẻ chậm tăng cân, được định nghĩa là tốc độ tăng cân của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi và giới tính. Thông thường sẽ có một quy luật để đánh giá tốc độ tăng trưởng của trẻ.

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là như thế nào?

"Bé nhà em được hơn 2 tuổi, con ăn rất khỏe nhưng cân nặng thì không tăng, nhìn bé hơn so với các bạn đồng trang lứa rất nhiều. Có phải do con ăn nhưng hấp thu kém không ạ? hay còn nguyên nhân nào khác? Nhờ chuyên gia giải đáp và tư vấn giải pháp giúp em với ạ. Em xin cảm ơn."

Để trả lời cho câu hỏi của mẹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, trung bình khi được 12 tháng tuổi, cân nặng của trẻ phải đạt gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh. Hoặc trẻ được 2 tuổi, cân nặng gấp 4 lần cân nặng lúc sinh. Sau 2 tuổi, mỗi năm trung bình trẻ tăng khoảng 2 kg.

Tuy nhiên cách chính xác nhất để xác định đúng tốc độ tăng cân của trẻ là dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu đường biểu đồ đi ngang hoặc đi xuống, tức là trẻ đang có xu hướng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần cải thiện ngày để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau.

Cha mẹ cần hiểu cách tính quy luật để đánh giá tốc độ tăng trưởng của trẻ

Cha mẹ cần hiểu cách tính quy luật để đánh giá tốc độ tăng trưởng của trẻ

Một số nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

Trẻ hấp thu kém hoặc đang mắc các bệnh lý

Trẻ kém hấp thu hay đang mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, bất dung nạp thức ăn, dạ dày trào ngược… Hay trẻ có cơ địa đặc biệt như sinh non, bệnh tim bẩm sinh, suy giảm hệ miễn dịch… Những lý do này đều khiến trẻ mặc dù ăn được nhưng cân nặng không tăng.

Trẻ lâu ngày không được tẩy giun

Theo khuyến cáo một năm trẻ nên được tẩy giun 2 lần. Trẻ lâu ngày không được tẩy giun sẽ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc giun sán. Nó sẽ hút hết chất dinh dưỡng của trẻ, điều này giải thích tại sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Không tẩy giun định kỳ có thể khiến bé chậm tăng cân do hút dinh dưỡng

Không tẩy giun định kỳ có thể khiến bé chậm tăng cân do hút dinh dưỡng

Chế biến thức ăn chưa đúng cách

Việc này có thể dẫn đến việc mất hoặc biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Ví dụ như luộc rau quá nhừ khiến vitamin bi bay hơi mất, nấu cháo với nước hầm xương nhưng không bổ sung thêm thịt, dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, nấu đồ ăn với quá nhiều dầu mỡ khiến vitamin bị bão hòa…

Trẻ ăn nhiều nhưng sai cách

Đây còn được gọi là ăn đủ “lượng” nhưng thiếu “chất”. Cha mẹ thường cho trẻ ăn những món mà trẻ thích, tuy như vậy trẻ ăn được nhiều hơn nhưng lại có nguy cơ dẫn đến thiếu chất. Hoặc trẻ ăn ít cha mẹ cho trẻ uống sữa để bù cũng là một sai lầm. Giải pháp là nên đa dạng hóa thức ăn của trẻ, mỗi bữa nên cho con ăn 2-3 món đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn ít, nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Trẻ ăn sai cách cũng khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

Trẻ ăn sai cách cũng khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

Trẻ ăn nhiều nhưng chưa đủ

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con ăn ngày 5-6 bữa với lượng thức ăn như vậy là nhiều, tuy nhiên nhu cầu đối với trẻ như thế là chưa đủ. Thực tế, “nhiều” ở đây là do quan điểm của cha mẹ, trong khi đó dạ dày của trẻ không ngừng phát triển. Hơn nữa trẻ nhỏ có xu hướng vận động, chạy nhảy khám phá xung quanh, vì thế tiêu hao khá nhiều năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Trẻ ngủ chưa đủ giấc

 Không chỉ dinh dưỡng mà giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi cần ngủ 12-14 tiếng mỗi ngày, nên cho trẻ đi ngủ sớm vì đó là lúc hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều giúp phát triển các cơ quan, đặc biệt là hormone tác động đến chiều cao của trẻ.

Để khắc phục tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, cha mẹ cần làm gì?

Để khắc phục tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, trước tiên cha mẹ cần phải xác định nguyên nhân là gì sau đó mới đưa ra được giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, trong bữa ăn nên đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ đó là: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Để giúp con khỏe mạnh, đủ dưỡng chất để phát triển tốt hơn.

Bài trước Bài sau