HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Trẻ biếng ăn có phải do thiếu kẽm không?

Nuôi con khỏe mạnh luôn là mục tiêu hàng đầu của mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng có nhiều mẹ gặp phải tình trạng con còi cọc, chậm tăng cân do biếng ăn. Vậy biếng ăn có phải do thiếu kẽm không và làm cách nào để giải quyết? Mẹ cùng Vi chất cho bé tìm lời giải đáp ngay nhé!

Giải đáp: Trẻ biếng ăn có phải do thiếu kẽm hay không?

Theo các chuyên gia, thiếu kẽm là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn và chậm lớn. Bởi vì:

  • Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần enzyme trong cơ thể giúp phân chia tế bào và tăng tổng hợp protein, đồng thời tăng cảm giác ngon miệng và thúc đẩy sự tăng trưởng.
  • Các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia thiếu kẽm rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị và mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn của trẻ.
  • Kẽm giúp duy trì và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch một cách hiệu quả nên nó rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và bảo vệ cơ thể trước các bệnh tật; giúp bảo vệ khứu giác, vị giác.

Theo một số kết quả nghiên cứu, những trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai được bổ sung kẽm thường tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời.

Việc để trẻ thiếu hụt kẽm sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, hấp thu kém, giảm vị giác khiến trẻ biếng ăn và tiêu hóa kém. Đó là lý do tại sao mẹ cần phải bổ sung đầy đủ kẽm để giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm

Trẻ thiếu kẽm thường có những biểu hiện sau:

  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, biếng ăn,...
  • Chậm phát triển thể chất: chậm tăng cân, chiều cao hạn chế, còi cọc, suy dinh dưỡng,...
  • Rối loạn trí não: Trẻ thường hay cáu gắt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Khi não suy yếu trẻ còn hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,...
  • Tái diễn các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
  • Các triệu chứng khác: móng tay khô, tóc yếu, dễ gãy, da hơi khô và vết thương rất lâu lành,…
  • Khi trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng trên mẹ cần theo dõi và cho trẻ đi khám khi cần thiết để sớm có biện pháp cải thiện.

Giải pháp bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO):

  • Trẻ dưới 3 tháng cần 3 mg kẽm mỗi ngày;
  • Trẻ từ 5 - 12 tháng tuổi cần 5 - 8 mg/ngày;
  • Trẻ từ 1 - 10 tuổi cần khoảng 10 - 15 mg/ngày;

Trẻ cần phải bổ sung đủ kẽm hàng ngày mới có thể duy trì sức khỏe và phát triển tốt. Vậy đâu là giải pháp tốt bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?

Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ biếng ăn

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Vì hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, cho nên mẹ cần chú ý bổ sung tăng cường để duy trì lượng kẽm đủ cho sự phát triển của trẻ.

Với trẻ lớn hơn mẹ nên duy trì cho trẻ ăn đều các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày như: tôm đồng, lươn, sò, hàu, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt, cùi dừa già, khoai lang...

Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây tươi như cam, chanh, quýt, bưởi…

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn theo đúng chỉ định của bác sĩ

Bổ sung kẽm từ thực phẩm chức năng là một trong những giải pháp tối ưu cải thiện tình trạng thiếu kẽm cho trẻ biếng ăn. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Ocean Picozinc.

Mẹ lưu ý là không được tùy tiện bổ sung kẽm liều lượng cao cho trẻ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu thừa kẽm trẻ có thể gặp nguy cơ về rối loạn chuyển hóa, cũng như tăng trưởng.

Tốt nhất, mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ vấn đề trẻ đang gặp phải và có đầy đủ thông tin về thực phẩm chức năng, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra cách dùng hiệu quả nhất cho trẻ.

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

7 cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa

Trẻ hấp thu kém phải làm sao?

 

 

Bài trước Bài sau