Trẻ suy dinh dưỡng nên cải thiện như thế nào?
Trẻ suy dinh dưỡng kéo dài có thể phát triển chậm cả về thể chất lẫn trí não, sức đề kháng yếu và thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khi dưới 5 tuổi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm thế nào để cải thiện?
Trẻ suy dinh dưỡng là như thế nào?
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng trẻ thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình sống, hoạt động và phát triển. Suy dinh dưỡng ở trẻ được chia thành 3 thể chính:
- Thể nhẹ cân: cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nên bé không đạt cân nặng tiêu chuẩn như trẻ cùng lứa và cùng giới.
- Thể thấp còi: do bé tăng trưởng chậm kéo dài nên không đạt chiều cao tiêu chuẩn.
- Thể gầy còm: đây là tình trạng cân nặng theo chiều cao tụt xuống thấp đáng kể, thấp hơn mức tiêu chuẩn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ với các mức độ từ nhẹ đến nặng, một số nguyên nhân thường gặp:
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột có khoảng 85% vi khuẩn có lợi, 15% còn lại là vi khuẩn có hại. Hệ vi sinh nào giúp cơ thể miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ mất cân bằng hệ vi sinh do một số nguyên nhân như sử dụng kháng sinh, thức ăn bị nhiễm khuẩn,… sẽ dễ bị suy dinh dưỡng.
Thiếu enzym tiêu hóa
Enzym tiêu hóa giữ vai trò chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Khi trẻ ăn nhiều mà không tăng cân, suy dinh dưỡng, có thể trẻ đang bị thiếu enzyme tiêu hóa.
Ống tiêu hóa có vấn đề khiến trẻ suy dinh dưỡng
Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ sẽ giảm nếu mắc một số bệnh về ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày hay hội chứng kích thích ruột. Ngoài ra, những bệnh lý này còn làm trẻ chán ăn khiến cơ thể không đủ chất.
Trẻ uống thuốc không đúng cách
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé, làm mất cân bằng hệ vi sinh, gây tình trạng kém hấp thu, suy dinh dưỡng. Một lời khuyên cho các mẹ là khi trẻ gặp các vấn đề sức khỏe nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tư vấn. Khi sử dụng kháng sinh cho trẻ mẹ nên sử dụng kèm men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Chế độ dinh dưỡng qua các giai đoạn
- Giai đoạn bào thai: Người mẹ ăn uống không đầy đủ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng cần thiết nên bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai.
- Giai đoạn cho con bú: Khi được sinh ra, mẹ bị mất sữa hoặc vì một lý do nào đó phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, hoặc cho con cai sữa quá sớm… sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Trẻ sẽ bị suy giảm miễn dịch do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng và các kháng thể từ nguồn sữa mẹ dẫn đến gầy, yếu ớt, chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng độ tuổi.
- Giai đoạn ăn dặm: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho trẻ ăn dặm phù hợp nhất là từ 6 tháng tuổi. Nhiều mẹ mắc sai lầm là cho trẻ ăn quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ khó hấp thu thức ăn, khó tiêu, gầy yếu. Hay cho ăn quá muộn sẽ làm trẻ chậm tăng trưởng do thiếu năng lượng, thiếu máu, thiếu sắt vô tình khiến trẻ suy dinh dưỡng.
- Khi trẻ lớn hơn: Một chế độ ăn đầy đủ bao gồm đủ 4 nhóm: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng sẽ giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt giúp tránh được tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều mẹ không thực hiện được, cho con ăn các món hàng ngày là những món khoái khẩu của con và ăn trong một thời gian dài, điều này ảnh hưởng không tốt đối sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mẹ cũng nên chú ý chọn nguyên liệu là đồ tươi sống, hạn chế đồ ướp lạnh, giã đông vì điều này không chỉ giảm giá trị phần trăm dinh dưỡng mà còn giảm mùi vị khiến trẻ không muốn ăn.
Hậu quả của việc để trẻ bị suy dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, trẻ suy dinh dưỡng không chỉ chậm phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, khiến trẻ chậm chạp, kém thông minh, hạn chế giao tiếp, ảnh hưởng đến tương lai về sau.
Ngoài ra, khi bị suy dinh dưỡng trẻ thường có sức đề kháng kém dẫn đến hay mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn và khả năng hồi phục cũng chậm hơn so với các trẻ bình thường khác. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và kèm thêm các bệnh lý nghiêm trọng khác sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.
Trẻ suy dinh dưỡng còn gặp thêm một số vấn đề như thị giác, lâu lành vết thương,…
Trẻ suy dinh dưỡng cần khắc phục như thế nào?
Suy dinh dưỡng mang lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó, mẹ cần kiên nhẫn áp dụng những chế độ dưới đây.
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng
Mỗi ngày trẻ cần được ăn uống theo thực đơn đầy đủ những nhóm chất:
- Chất bột đường: có nhiều trong trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc, gạo.
- Protein: có trong trứng, thịt, cá, sữa,…
- Chất béo: có thể bổ sung cho con bằng thịt gia cầm, bơ đậu phộng, dầu thực vật và các loại hạt.
- Vitamin và khoáng chất: nhóm chất này chủ yếu có nhiều trong rau, củ, quả.
Với trẻ từ 2 - 7 tuổi, mẹ nên cho uống 2 cốc sữa mỗi ngày để bổ sung thêm vitamin, lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa, tăng trưởng chiều cao.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Điều quan trọng để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ là phải tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Mẹ cần chú ý:
- Tăng dầu mỡ như dầu cá hồi, dầu thực vật vì chất béo cung cấp rất nhiều năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, dầu mỡ còn giúp trẻ hấp thụ những vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin K, vitamin E,…
- Bổ sung dinh dưỡng ở mức cao. Ngoài bữa ăn chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng trái cây, sữa chua, sữa,… Nhưng không nên ép khi con đã chán.
- Đảm bảo đủ 4 nhóm chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Mẹ không nên chỉ hầm lấy nước mà hãy cho bé ăn cả phần xác thức ăn.
- Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, hào hứng khi ăn.
- Nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
- Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục, bơi lội để tăng cường quá trình trao đổi chất.
Tham khảo bổ sung mutilvitamin Ocean VM giúp trẻ ăn ngon, cải thiện suy dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng TẠI ĐÂY.
Với tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, cải thiện lâu ngày không có sự chuyển biến mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để xác định tình trạng và có hướng khắc phục kịp thời.
Đọc thêm
- 5 lời khuyên bổ sung vitamin tổng hợp cho bé, mẹ cần biết
- Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì để kích thích ăn ngon và tăng cân?