Kẽm cho bé - Tầm quan trọng và cách bổ sung kẽm cho trẻ
Việc bổ sung kẽm cho bé rất quan trọng trong quá trình phát triển của con. Kẽm có vai trò quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ kích thích ăn ngon, tăng cường trí não, chiều cao. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết rõ cách bổ sung kẽm đúng cách cho bé.
Vì sao cần bổ sung kẽm cho bé?
Kẽm (Zinc) là một trong những vi lượng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Kẽm tham gia nhiều hoạt động sinh học của cơ thể ngay từ những giai đoạn phát triển thai nhi.
Trong toàn bộ giai đoạn phát triển của cơ thể, kẽm tham gia hơn 70 loại enzyme khác nhau trong cơ thể, tham gia quá trình đồng hóa, thủy phân, vận chuyển chất, sinh năng lượng,...
Nếu cơ thể trẻ thiếu kẽm, các vấn đề như cơ thể chậm lớn, thường xuyên mắc bệnh, vết thương khó lành, kén ăn,... rất dễ xảy ra. Khi ba mẹ bổ sung dự phòng kẽm cho bé đúng cách , bé sẽ ăn ngon miệng hơn, hấp thu dưỡng chất tốt, cải thiện chức năng miễn dịch và hỗ trợ quá trình phát triển xương và trí não.
Đặc biệt, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, do lượng thức ăn ở giai đoạn này còn hạn chế nên có thể ba mẹ vẫn chưa nạp đủ lượng kẽm cần thiết cho con. Do đó, việc bổ sung kẽm dự phòng, tập trung điều chỉnh chế độ ăn uống giàu thịt, cá rau xanh, các loại đậu,... là cực kỳ quan trọng.
Bổ sung kẽm dự phòng sẽ giúp con phát triển cơ thể toàn diện
Khi nào ba mẹ nên bổ sung kẽm cho bé? Các dấu hiệu cần lưu ý
Khi nào ba mẹ thì bổ sung kẽm cho bé
Thông thường, chế độ ăn uống cân bằng có thể đáp ứng nhu cầu kẽm cho trẻ hằng ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt mà bé có thể cần được bổ sung kẽm để phòng ngừa thiếu hụt, giúp phát triển toàn diện hơn.
Ba mẹ nên xem xét bổ sung kẽm cho bé khi bé có các dấu hiệu sau:
- Bé biếng ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng: Thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng cảm nhận mùi vị, khiến bé không muốn ăn hoặc chán ăn.
- Giấc ngủ không ổn định: Trẻ hay thức giấc, trằn trọc hoặc ngủ không sâu giấc có thể là dấu hiệu cần bổ sung kẽm.
- Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn: Nếu bé thường xuyên mắc bệnh như tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp, có thể là dấu hiệu hệ miễn dịch yếu do thiếu kẽm.
- Chậm tăng trưởng: Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé. Ba mẹ có thể nhận biết qua tốc độ tăng chiều cao và cân nặng của trẻ so với chuẩn.
- Dấu hiệu trên da, tóc, móng: Da khô, dễ tổn thương, móng giòn và dễ gãy, tóc rụng nhiều là những biểu hiện thường gặp khi bé thiếu kẽm.
- Vấn đề về thị lực: Thiếu kẽm có thể gây ra các vấn đề về mắt như khô mắt, loét giác mạc, nhạy cảm với ánh sáng hoặc quáng gà.
Việc bổ sung kẽm đúng cách cần có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ba mẹ không nên tự ý bổ sung kẽm cho bé, vì dư thừa kẽm cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Bổ sung kẽm đúng cách cần có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Liều lượng kẽm dự phòng cho bé
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi mà liều lượng bổ sung kẽm dự phòng sẽ khác nhau. Đối với trẻ được bác sĩ chẩn đoán thiếu kẽm nghiêm trọng, việc bổ sung kẽm cần phải theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Còn nếu ba mẹ chỉ bổ sung kẽm dạng dự phòng, tăng cường sức khỏe cho con, thì nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ dựa vào độ tuổi sau:
Trẻ dưới 3 tháng: 3mg kẽm/ ngày.
Trẻ 3 - 12 tháng: 5 - 7mg kẽm/ ngày.
Trẻ 1 - 10 tuổi: 7,5 - 15mg kẽm/ ngày.
Lưu ý:
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt và dễ hấp thu nhất là sữa mẹ.
Không tự ý bổ sung kẽm nếu con không có dấu hiệu thiếu hụt bởi nếu cơ thể thừa kẽm thì dễ xảy ra tình trạng đau bụng, buồn nôn và giảm khả năng hấp thụ một số khoáng chất khác như sắt, đồng.
Liều bổ sung kẽm dành cho bé theo từng độ tuổi
Các lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé để tăng hấp thu
Khi ba mẹ bổ sung kẽm cho bé, hãy lưu ý một số vấn đề sau để giúp cơ thể con hấp thu kẽm toàn diện, tránh dư thừa kẽm:
Ưu tiên các dạng kẽm hấp thu tốt
Thị trường hiện nay có rất nhiều dạng kẽm khác nhau, chẳng hạn như kẽm gluconate, kẽm acetate và kẽm sulfate. Những loại kẽm này được đánh giá cao và khuyến khích sử dụng vì có khả năng hấp thu tốt, ít gây tác dụng phụ.
Ngoài ra một số sản phẩm bổ sung kẽm còn kết hợp với vitamin C hoặc B6 để tăng cường hấp thu.
Quan sát phản ứng của con
Khi ba mẹ bắt đầu cho bé uống kẽm, hãy theo dõi phản ứng của con. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,... có thể con đang thừa kẽm hoặc cơ thể không hấp thu tốt kẽm.
Trong trường hợp này, ba mẹ nên tạm ngưng bổ sung kẽm và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều.
Ưu tiên cho con ăn thực phẩm giàu kẽm
Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm tự nhiên giàu kẽm là lựa chọn tốt nhất để ba mẹ bổ sung kẽm cho bé. Hãy ưu tiên các loại thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, thịt bò, hàu, các loại hạt, thịt đỏ,...
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, việt quất, dâu, cam,... Vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thu kẽm tốt hơn cho bé.
Có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên có khả năng bổ sung kẽm cho bé
Không tự phối hợp các thực phẩm chứa kẽm với thuốc khác
Kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác, làm giảm khả năng hấp thu kẽm lẫn thuốc kém đi hoặc thậm chí là gây ngộ độc.
Chẳng hạn, nếu trẻ đang sử dụng sản phẩm bổ sung sắt, canxi, ba mẹ nên chọn bé uống kẽm cách nhau ít nhất 2 giờ để các chất tránh cạnh tranh hấp thu lẫn nhau.
Ngoài ra, nếu con đang ốm và sử dụng thuốc điều trị, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn trước khi quyết định dùng kẽm cho con.