6 nguyên nhân và cách khắc phục trẻ mệt mỏi không sốt
Đôi khi trẻ mệt mỏi không sốt có thể là do cơ thể con đang thiếu một số dưỡng chất như vitamin D, C hoặc các nhóm vitamin B, con bị thiếu ngủ, hen hoặc do tác dụng phụ. Nhằm giúp ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân và tìm được cách khắc phục trước khi đưa con đi thăm khám, hãy cùng Orzax Ocean tham khảo nội dung sau đây.
Nguyên nhân phổ biến nhất nhất khiến trẻ mệt mỏi không sốt
Có 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ mệt mỏi không sốt, bao gồm con bị thiếu vitamin D, vitamin nhóm B và vitamin C, con bị rối loạn giấc ngủ, hen phế quản hoặc đôi khi là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cụ thể như sau:
01. Con đang thiếu vitamin D
Vitamin D là dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong việc tăng cường năng lượng cho mọi hoạt động của con. Vitamin D giúp duy trì sức khỏe xương và hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin D, cơ thể trẻ dễ có cảm giác mệt mỏi, nếu thiếu vitamin D trong thời gian còn khiến con dễ đau xương, chậm lớn.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển, nhu cầu vitamin D của trẻ sẽ khác nhau, bao gồm:
Độ tuổi | Nhu cầu hằng ngày |
0 - 6 tháng tuổi | 400 IU |
6 - 12 tháng tuổi | 400 - 1500 IU |
1 -3 tuổi | 600 - 2500 IU |
4 - 8 tuổi | 600 - 3000 IU |
trên 8 tuổi | 4000 IU |
02. Con đang thiếu vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1, B6 và vitamin B12. Trong đó, vitamin B có vai trò quan trọng trong sự phát triển chức năng hệ thần kinh. Khi thiếu vitamin B1, con sẽ chậm chạp trong hoạt động lẫn tư duy.
Vitamin B6 rất cần thiết cho giấc ngủ, thiếu vitamin B6, con ngủ chập chờn, lâu dần gây thiếu ngủ, khiến trẻ mệt mỏi không sốt. Còn vitamin B12 liên quan trực tiếp đến sức khỏe hồng cầu, thiếu vitamin B12 cũng dễ khiến con bị thiếu máu, làm ảnh hưởng đến chức năng não bộ, dẫn đến mệt mỏi.
Đối với trẻ nhỏ, hàm lượng vitamin nhóm B được khuyến nghị như sau:
Loại vitamin B | Liều cho bé dưới 4 tuổi | Liều cho bé từ 4 tuổi trở lên |
Vitamin B1 | 0,2 - 0,5 mg | 1,2 mg |
Vitamin B2 | 0,4 - 0,6 mg | 1,3 mg |
Vitamin B3 | 3 - 8 mg | 16 mg |
Vitamin B5 | 1,7 mg | 5 mg |
03. Con đang thiếu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chịu trách nhiệm cho hoạt động sống của tế bào. Khi thiếu vitamin C, khả năng hoạt động của tế bào sẽ kém đi, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tư duy của trẻ. Con dễ ốm vặt, mệt mỏi hơn bình thường.
Nhu cầu vitamin C của trẻ theo khuyến nghị như sau:
Độ tuổi | Nhu cầu hằng ngày |
1 - 3 tuổi | 400 mg |
4 - 8 tuổi | 650 mg |
9 - 13 tuổi | 1200 mg |
14 - 18 tuổi | 1800 mg |
04. Con bị rối loạn giấc ngủ
Bé mệt mỏi cũng có thể là do con đang bị rối loạn giấc ngủ. Con khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc nên dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Nguyên nhân sâu xa có thể do con đang thiếu canxi, môi trường ngủ ồn, nóng bức, giường ngủ khiến con khó chịu,...
05. Con bị hen phế quản
Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp mãn tính, khiến con khó thở, nhất là vào ban đêm. Con nằm ngủ không thoải mái, khó thở nên giấc ngủ không sâu, mệt mỏi vào ban ngày. Nếu con bị hen phế quản, có thể kèm theo ho dai dẳng, thở khò khè và con có cảm giác nặng ngực.
06. Con gặp tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi cho con như các loại thuốc thuộc nhóm Histamin. Tình trạng mệt mỏi này thường hết ngay khi con ngưng dùng thuốc.
Chế độ ăn uống thiếu vitamin cũng có thể khiến trẻ có biểu hiện mệt mỏi
Hướng dẫn khắc phục khi con mệt mỏi không sốt
Có rất nhiều biện pháp khắc phục tình trạng trẻ mệt mỏi không sốt mà ba mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp con lấy lại năng lượng cho hoạt động vui chơi hằng ngày. Bao gồm:
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, C và D
Đôi khi tình trạng trẻ mệt mỏi dù không bị sốt là do chế độ ăn hàng ngày của con bị thiếu các loại vitamin, trong đó có các vitamin nhóm B, vitamin C và D. Ba mẹ có thể bổ sung cho con các loại vitamin này thông qua một số loại thực phẩm hoặc hoạt động ngoài trời như:
Vitamin nhóm B: Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám rất giàu vitamin B1, B2 và B3. Trứng giàu vitamin B2 và B12, thịt gia cầm và nhóm thịt đỏ giàu vitamin B3 và B6. Ngoài ra, các loại đậu và hạt cung cấp nhiều vitamin B9.
Vitamin C: Trái cây tươi như ổi, dâu tây, kiwi, cam đều chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Ngoài ra, nếu bạn không thích trái cây, hãy thử các loại rau củ như ớt chuông, bông cải xanh, cà chua, cải xoăn cũng rất giàu vitamin C.
Vitamin D: Cho con tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời vào ban ngày, bổ sung thực phẩm hỗ trợ bổ sung D3 cần thiết. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể bổ sung cho con nhiều loại thực phẩm giàu tiền chất vitamin D như cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, sữa, ngũ cốc,...
Có nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin cho con
Bổ sung nước để hạn chế trẻ mệt mỏi không sốt
Nếu con thường xuyên hoạt động ngoài trời, trẻ có thể bị mất nước. Việc thiếu nước đôi khi cũng khiến trẻ lờ đờ mệt mỏi, chán ăn đôi chút. Do đó, hãy đảm bảo con uống đủ nước mỗi ngày, nhất là những ngày nắng nóng, khi con tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều. Tối thiểu, ba mẹ phải cho con uống khoảng 1,5 - 2 lít nước/ ngày.
Cải thiện chất lượng không gian ngủ của bé
Một giấc ngủ ngon có thể giúp bé “sạc” lại năng lượng cho ngày mới. Để cải thiện giấc ngủ cho con, ba mẹ có thể áp dụng cách sau:
Lập thời gian đi ngủ theo giờ cố định: Ví dụ như con ngủ lúc 9h đêm, dậy lúc 6h sáng. Ba mẹ tập dần vào khung giờ này để giúp trẻ quen với nhịp sinh học, dễ đi vào giấc ngủ. Việc ngủ sớm, dậy sớm cũng giúp tránh tình trạng bé mệt mỏi ngủ nhiều.
Tạo môi trường ngủ yên tĩnh cho con: Phòng ngủ của con phải yên tĩnh, mát mẻ, tránh ánh sáng mạnh.
Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của con. Do đó, ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ, con không được dùng điện thoại, máy tính.
Ba mẹ có thể lập thời gian ngủ cố định cho con để giúp con ngủ sâu hơn, ngon hơn
Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ nếu con vẫn còn mệt dù không sốt?
Trong trường hợp ba mẹ đã thử áp dụng nhiều cách nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng trẻ mệt mỏi không sốt thì ba mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Vậy có dấu hiệu nào nhận biết ba mẹ nên đưa con đi khám không? Câu trả lời là có, nếu con gặp một số vấn đề sau khi mệt mỏi nhưng không phát sốt, ba mẹ nên đưa con đi khám:
Mệt mỏi kéo dài hơn 1 tuần hoặc mệt mỏi ngày càng tăng, không có dấu hiệu giảm.
Trẻ gặp thêm một số dấu hiệu bất thường khác như khó thở, ho kéo dài, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,...
Trẻ mệt mỏi kéo dài, kèm theo cân nặng giảm nhanh mà không rõ nguyên nhân.
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, thức nhiều lần về đêm, khó ngủ lại.
Con dễ buồn, cáu gắt, mất tập trung.
Khi con gặp một số vấn đề trên, ba mẹ nên cân nhắc đưa con đi thăm khám
Phòng ngừa tình trạng mệt mỏi ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa tình trạng trẻ mệt mỏi dù không sốt, ba mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa. Một số phương pháp mà ba mẹ có thể áp dụng như sau:
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm chất cần thiết từ chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Khuyến khích con hoạt động thể chất đều đặn, ngủ đủ giấc.
Cho con ngủ nghỉ đúng giờ, ngủ sớm dậy sớm, nên cho con ngủ trưa khoảng 15 - 30 phút.
Sau khi vui chơi bên ngoài, ba mẹ nên bổ sung nước mát cho con, để con nghỉ ngơi.
Bổ sung thêm cho con các sản phẩm giàu vitamin D và sắt như Ocean VM để dự phòng cho bé.
Thực đơn dinh dưỡng cân đối các chất sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh
Trẻ mệt mỏi không sốt là vấn đề không ít bậc cha mẹ gặp phải khi đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, đây hầu như không phải là vấn đề nghiêm trọng, ba mẹ vẫn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của con.
Đọc thêm:
Trẻ Sốt Đầu Nóng Người Mát Do Đâu? Bố Mẹ Cần Làm Gì?
Bé sốt 39 độ uống thuốc không hạ: Cách xử lý nhanh cha mẹ cần biết