HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân và giải pháp

Bạn đang lo lắng vì con tăng cân ít trong những tháng đầu? Con nhẹ cân hơn so với trẻ đồng trang lứa? Tình trạng này xảy ra khiến không ít cha mẹ lo lắng. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Tuy nhiên, những nguyên nhân này thường rất đơn giản và ít ai để ý. Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân có phải bị bệnh không? phải làm sao khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân? Cần bổ sung những gì cho trẻ gặp tình trạng này?

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là như thế nào?

Thông thường từ khi chào đời đến khoảng 4 ngày tuổi, cân nặng của trẻ sơ sinh có thể giảm từ 5 -10% so với lúc sinh. Đây gọi là sụt cân sinh lý, nguyên nhân là do trẻ bị mất nước và dịch cơ thể khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài.

Sau thời gian trên, mức tăng cân trung bình của trẻ sơ sinh sẽ là 15 – 28g. Sau 2 tuần tuổi, cân nặng của trẻ sẽ tăng trở lại như lúc mới sinh, do đó mẹ có thể lầm tưởng rằng trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc chậm tăng cân trong tháng đầu.

Sau khoảng 3 tháng, cân nặng của trẻ có thể tăng từ 1 - 1,2kg, nhưng càng về sau cân nặng sẽ tăng càng chậm. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 225g trong mỗi 2 tuần. Hết 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp đôi lúc mới sinh.

Tuy nhiên cha mẹ cũng nên biết rằng, cân nặng của mỗi trẻ sơ sinh đều khác nhau, có trẻ sẽ tăng nhanh hoặc tăng chậm. Nếu trẻ không quá lệch so với cân nặng tiêu chuẩn thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Để chắc chắn trẻ sơ sinh có bị chậm tăng cân hay không thì tốt nhất mẹ nên cho con đi khám định kỳ.

Trẻ tăng cân chậm có nguy hiểm không?

Nếu trẻ tăng cân chậm trong thời gian dài mà cha mẹ không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn tới một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ như:

  • Suy dinh dưỡng
  • Hệ thống miễn dịch kém
  • Thường xuyên quấy khóc mệt mỏi do thiếu năng lượng
  • Cấu trúc các cơ yếu
  • Tăng trưởng không ổn định
  • Thậm chí có thể gặp vấn đề về tim mạch

4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Khi thấy trẻ có tình trạng chậm tăng cân, cha mẹ thường nghĩ trẻ đang gặp vấn đề bệnh lý nào đó, tuy nhiên lại không để ý đến một số nguyên nhân đơn giản như sau:

Thời gian bú không hợp lý

Trẻ sơ sinh nên được cho bú cách 2 - 3 tiếng 1 lần trong 6- 8 tuần đầu tiên. Tuy nhiên nhiều mẹ lại cho thời gian giữa các cữ bú ít, khiến trẻ bú không đủ, dẫn đến chậm tăng cân. Nếu trẻ có biểu hiện muốn được bú mẹ nhiều hơn, hãy đáp ứng nhu cầu của trẻ, đừng đợi đến lúc trẻ khóc rồi mới cho bú.

Trẻ bú sai cách

Trẻ sơ sinh nếu ngậm ti đúng cách và đúng tư thế sẽ dễ dàng lấy sữa từ bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi. Ngược lại nếu trẻ không được bú đúng tư thế và đúng cách sẽ, lượng sữa sẽ không ra đều thậm chí không ra, bé không có đủ dưỡng chất nuôi cơ thể khiến bé bị chậm tăng cân hoặc không tăng cân.

Lượng sữa mẹ ít

Lượng sữa mẹ không đủ dồi dào, không cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày của trẻ làm trẻ khiến trẻ đói, từ đó chậm tăng cân. Tuy nhiên tình trạng này khá dễ cải thiện nếu biết cách chăm sóc và ăn uống hợp lý.

Bé đang gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ có thể bị chậm tăng cân do đang gặp vấn đề sức khỏe như: Tưa miệng, nhiễm trùng, sốt, bị thương… Dẫn đến trẻ không muốn bú hoặc bú ít từ đó cân nặng không tăng hay tăng chậm.

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân khiến cha mẹ lo lắng và luôn suy nghĩ phải bổ sung gì cho trẻ? Cải thiện như thế nào? Đừng lo lắng mẹ có thể thử một vài cách sau để giúp trẻ sơ sinh tăng cân tốt hơn:

  • Nếu lượng sữa của mẹ ít hãy dùng thêm sữa bột hoặc sữa công thức để cho trẻ dùng thêm.
  • Cho bé bú khoảng 2 - 3 tiếng một lần và để ý đến dấu hiệu con đói. Nhiều mẹ có thói quen giãn khoảng cách bú 3 - 4 tiếng một lần giống nhưng sữa công thức. Điều này hoàn toàn sai bởi sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức do đó con cần được bú nhiều hơn.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đang cho trẻ bú đúng tư thế và trẻ đang ngậm núm vú của mẹ một cách chính xác.
  • Tránh cho con ngậm núm vú giả trong 4- 6 tuần đầu tiên. Nếu bé ngậm núm vú giả thường xuyên trẻ bú mẹ kém dẫn tới lượng sữa mẹ không đều và nhiều như mong muốn.
  • Đưa trẻ đi khám để kiểm tra và phát hiện nguyên nhân cũng như chỉ định sử dụng thuốc nếu cần.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân khi nào cần lo lắng?

Tăng cân là những dấu hiệu rõ ràng thể hiện việc trẻ đang bú đủ sữa mẹ. Khi trẻ chậm lên cân hơn so với mức dự kiến nghĩ là trẻ đang không nhận được đủ lượng thức ăn cần thiết. Do đó cha mẹ cần theo dõi sát sao để nắm bắt được kịp thời tình trạng của trẻ.

Như đã nói ở trên, tuần đầu tiên sau sinh trẻ sơ sinh có thể bị giảm cân sinh lý khoảng 10% cân nặng ban đầu. Do đó tháng đầu tiên trẻ tăng cân chậm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên đến tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc tăng cân chậm nhiêu so với tiêu chuẩn thì lúc đó cha mẹ cần quan tâm và nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia.

Một số trường hợp trẻ khó tăng cân

Một số trẻ sơ sinh chậm tăng cân do một số vấn đề về bệnh lý như:

  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Bệnh này thường khiến trẻ lười bú và thường xuyên buồn ngủ.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 có thể không đủ sức hoặc năng lực để bú, thêm vào đó trẻ có thể mắc một số vấn đề như mất nước. Những điều này đều khiến trẻ chậm tăng cân.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh sẽ thường bị nôn trớ sau khi bú, khiến trẻ mất đi lượng sữa trong dạ dày và gây khó chịu. Thêm nữa axit trong dạ dày có thể gây kích thích cổ họng và thực quản khiển trẻ khó khăn khi bú.
  • Ngoài ra trẻ không tăng cân có thể do một số vấn đề khác như: Bệnh tim, thiếu máu, bệnh phổi…

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó cũng khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Đầu tiên hãy xác định nguyên nhân trẻ chậm tăng cân là gì rồi sau đó mới đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu thấy bài viết nãy có ích nhớ thường xuyên theo dõi website vichatchobe để biết thêm nhiều kiến thức có ích khác nhé.

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

Mách mẹ cách vệ sinh tai mũi miệng cho trẻ sơ sinh sạch sẽ và an toàn

Tổng quan: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.