Ba mẹ cần làm gì khi bé bị dị ứng thời tiết?
Dị ứng thời tiết không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc. Thời điểm giao mùa chính là lúc bé dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Vậy nguyên nhân vì sao lại có tình trạng này? Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?
1. Dấu hiệu nhận biết
Ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết thường gây ra tổn thương da và một số triệu chứng toàn thân. Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu ớt nên các triệu chứng của bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng. Những triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể kể đến như:
- Trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ, da sẩn ngứa, mọc tại một khu như mặt, cổ, ngực, chân tay hoặc lan tỏa khắp người từng vùng dày đặc.
- Những nốt đỏ trên da gây ngứa ẩm ỉ hoặc dữ dội khiến trẻ thường hay lấy tay cào.
- Trẻ bị nóng sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao.
- Cơ thể trẻ bị mất nước do mất cân bằng điện giải dẫn đến tình trạng trẻ bị chán ăn, kém tập trung và lười vận động, người uể oải.
Bên cạnh đó, những trẻ có các bệnh lý nền, có địa yếu, dị ứng thời tiết có thể làm có triệu chứng của viêm mũi dị ứng ,viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp.
2. Nguyên nhân bé dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết ở trẻ em được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó, hai nguyên nhân chủ yếu là do môi trường không đảm bảo và do sức đề kháng của trẻ yếu. Bên cạnh đó còn các yếu tố nguy cơ khác như:
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm cho hệ miễn dịch tạo ra kháng thể lgE để đối kháng lại các yếu tố kích thích tư môi trường. Tuy nhiên lgE trong huyết thanh tăng nhanh làm cho tế bào mast giải phóng histamin tăng vọt, gây ra các triệu chứng dị ứng.
- Tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc.
- Nhiệt độ môi trường có sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột.
- Độ ẩm xuống thấp làm da khô nứt.
3. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
- Hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà nếu bắt buộc đi thi phải che chắn cẩn thận để tránh tác động xấu của môi trường như gió độc, khói bụi,…
- Quan sát trẻ, không cho trẻ gãi hay động tay vào vết mẩn ngứa để không làm nhiễm trùng vết thương bằng cách đeo bao tay.
- Giữ thân thể và quần áo luôn sạch sẽ.
- Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa.
- Thoa các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dị ứng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tắm rửa hàng ngày với nước sạch, ấm, không ngâm mình và dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo.
4. Phòng tránh và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ dị ứng
Thời điểm giao mùa là lúc bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ dễ bùng phát nhất. Vì vậy ba mẹ nên lên chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường nghỉ ngơi phù hợp để phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em.
- Uống nhiều nước, ăn uống điều độ, đủ chất, ăn nhiều hoa quả để tăng cường sức khỏe giảm nguy cơ dị ứng.
- Tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, khoáng chất.
- Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi, hạn chế cho trẻ ra ngoài .
- Khuyến khích trẻ chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Trẻ bị dị ứng thời tiết hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa nhưng nếu chủ quan có thể tái phát nhiều lần và trở thành nguyên nhân mắc các bệnh lý cơ địa của trẻ sau này như: viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Vì vậy, nếu như thấy các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên chủ động có các phương án điều trị, chăm sóc trẻ đúng cách.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
- 5 Bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa Thu Đông
- Cách phòng ho cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Viết bình luận