Bổ sung sắt cho trẻ làm sao để mang lại hiệu quả?
Bổ sung sắt cho trẻ sao cho đúng và mang lại hiệu quả cao là thắc mắc của rất nhiều mẹ đúng không? Hãy cùng Vi chất cho bé tìm lời giải đáp dưới đây để giúp con phát triển khỏe mạnh mẹ nhé!
Vai trò của vi chất sắt đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ
Sắt là một vi chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, giúp cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.
Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ chất sắt thì trẻ sẽ bị thiếu sắt. Tình trạng này có nhiều mức độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt.
Trẻ dưới 5 tuổi trong thời kỳ tăng trưởng nhanh có nguy cơ thiếu sắt cao. Nếu không có giải pháp cải thiện sớm sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt
Thiếu sắt ở trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Trẻ sinh non thiếu tháng hoặc nhẹ cân;
- Uống sữa dê hoặc sữa bò trước 1 tuổi;
- Trẻ bú mẹ không được cung cấp đủ lượng thực phẩm bổ sung sắt sau 6 tháng tuổi;
- Trẻ uống sữa công thức không bổ sung đủ sắt;
- Trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như tiêu hóa, nhiễm trùng mãn tính, giun sán,...
- Trẻ tiếp xúc với chì;
- Trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt với nhu cầu của cơ thể;
- Trẻ thừa cân hoặc béo phì
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng với nhu cầu sắt tăng lên thì có một số nguyên nhân điển hình dẫn đến thiếu sắt. Cụ thể là:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh sẽ nhận được lượng sắt dự trữ từ trong bụng mẹ. Cho nên, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai không đủ sắt thì trẻ sinh ra sẽ thiếu sắt sớm. Trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non thì nguy cơ thiếu sắt cũng rất cao.
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi
Lượng sắt dự trữ của trẻ sẽ thường hết sau 6 tháng tuổi. Giai đoạn này là giai đoạn trẻ có thể bước sang chế độ ăn dặm, nếu chế độ ăn của trẻ không đủ hàm lượng sắt thì rất dễ dẫn đến thiếu chất. Việc đưa thức ăn đặc vào chế độ ăn muộn chính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thiếu sắt ở giai đoạn này.
- Trẻ từ 1-5 tuổi
Trong sữa mẹ chứa một lượng sắt rất nhỏ, nên việc cho bú kéo dài có thể dẫn đến thiếu sắt ở trẻ, đặc biệt nếu trẻ chỉ bú sữa mẹ mà không ăn dặm thức ăn đặc khác. Trẻ 12 tháng tuổi uống các loại sữa có hàm lượng sắt thấp như sữa bò, sữa dê và sữa đậu nành trên 700ml/ ngày cũng có nguy cơ thiếu sắt cao.
Dấu hiệu của trẻ thiếu sắt
Các dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ thường xuất hiện rõ rệt cho đến khi chuyển biến sang thiếu máu do thiếu sắt với các triệu chứng như:
- Da nhợt nhạt xanh xao;
- Thường xuyên mệt mỏi;
- Chân tay lạnh;
- Sự phát triển và tăng trưởng chậm lại;
- Biếng ăn, ăn không ngon miệng;
- Thở nhanh bất thường;
- Thiếu tập trung, ghi nhớ kém, hoạt động trì trệ;
- Dễ bị mắc nhiễm trùng,...
Cách bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ
Trẻ sinh ra có lượng sắt dự trữ trong cơ thể, tuy nhiên khi bước đến giai đoạn tăng trưởng nhanh trẻ cũng cần bổ sung sắt
thường xuyên để thúc đẩy sự phát triển. Nhu cầu bổ sung sắt khuyến nghị cho trẻ theo từng giai đoạn là:
- Trẻ 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
- Trẻ từ 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
- Trẻ 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).
Với trẻ thiếu sắt mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như tăng lượng thực phẩm giàu chất sắt, bổ sung sắt từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo chỉ dẫn y tế.
Trẻ sơ sinh đủ tháng thì có thể bắt đầu cho uống bổ sung sắt từ 4 tháng tuổi, cho đến khi trẻ ăn được từ hai bữa trở lên các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thịt xay nhuyễn,...
Trẻ sinh non thì bắt đầu cho uống bổ sung sắt từ 2 tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo nên ăn thịt nạc đỏ ba đến bốn lần một tuần. Kết hợp với các loại thực phẩm hay thế như đậu, thịt gà, thịt gia cầm, cá, trứng và một lượng nhỏ các loại hạt và bột nhão. Đây là những nguồn cung cấp sắt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Mẹ không nên lạm dụng sữa cho trẻ bởi uống quá nhiều trẻ sẽ bị cản trở sự hấp thu sắt. Trong độ tuổi từ 1 đến 5, trẻ chỉ nên uống 400-500ml/ngày, không vượt quá 710 ml sữa mỗi ngày.
Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt trong chế độ ăn uống do đó mẹ cũng nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ.
Tiêu chảy mãn tính có thể làm cạn kiệt nguồn sắt dự trữ của trẻ, ký sinh trùng đường ruột như giun có thể gây thiếu sắt. Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ kiểm tra định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những trẻ biếng ăn, kén ăn có thể gặp rủi ro do tiêu thụ kém hoặc thiếu sự đa dạng trong bữa ăn hàng ngày. Mẹ hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng để có giải pháp kịp thời hoặc bổ sung kẽm, vitamin tổng hợp để giúp trẻ hấp thu tốt, ăn ngon miệng hơn.
Hy vọng với những thông tin trên, mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ sung sắt hợp lý và hiệu quả cho trẻ.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
- Sắt hữu cơ Lipofer® - Dự phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
Viết bình luận