Cách chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà mẹ cần biết
Chúng ta đang trong giai đoạn sống chung với Covid-19, trẻ em với sức đề kháng còn yếu lại là đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng ngừa vậy nên nguy cơ mắc phải Covid-19 rất cao. Vậy nên các phụ huynh cần trang bị các kiến thức cần thiết về cách chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà để có thể tự điều trị cho con mình nhé.
Cách nhận biết trẻ bị Covid
Theo Bộ Y tế cho biết thời gian ủ bệnh của trẻ là từ 2 đến 14 ngày, thời gian trung bình là từ 4 đến 5 ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ có thể có các triệu chứng như sau:
Giai đoạn đầu: Trẻ có thể có một hay nhiều triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, đau nhức người, nghẹt mũi, sổ mũi, nôn khan, mệt mỏi… Tuy nhiên có trường hợp trẻ lại không xuất hiện triệu chứng.
Giai đoạn phát triển bệnh: Hầu hết các trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như sốt, ho, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi… Thường tự hồi phục sau 1 đến 2 tuần, tuy nhiên trong số đó có khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng hơn vào khoảng ngày thứ 5 đến thứ 8 của bệnh.
Cách chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà
Nếu trẻ không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, vẫn tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, không mắc các bệnh lý bẩm sinh hay bệnh nền thì có thể để trẻ được theo dõi tại nhà.
Điều trị các triệu chứng
Trẻ sốt:
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 thì sử dụng thuốc hạ sốt, trẻ có tiền sử sốt co giật. Trẻ < 12 tháng thì dùng viên đặt hậu môn Efferalgan 80-150mg, lưu ý tính theo cân nặng trong tờ hướng dẫn sử dụng.
- Trẻ từ 1 tuổi dùng các thuốc hạ sốt dạng bột hoặc siro như Pracetamol hoặc Hapacol 150, 250mg. Lưu ý cần tính theo mg/kg cân nặng được hướng dẫn sử dụng.
- Nếu sau 2 giờ trẻ không hạ sốt mẹ dùng Ibuprofen, lưu ý thuốc này chỉ sử dụng khi Paracetamol khó hạ sốt cho trẻ, Ibuprofen chống chỉ định cho trẻ bị sốt xuất huyết.
- Kết hợp chườm trán, nách, bẹn bằng khăn ấm và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng cần thoáng không được để lạnh.
Trẻ ho:
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm để làm dịu cơn ho.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa hơn, trẻ lớn hơn có thể bổ sung nhiều nước hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng.
- Nếu có mẹ hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí.
- Với trẻ lớn hơn cha mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối ấm loãng, 5-6 lần/ngày để loại bỏ chất nhầy đờm.
- Khi trẻ ho đờm hoặc không khác ra được thì cần sử dụng thuốc long đờm, tuy nhiên tránh sử dụng thuốc long đờm kết hợp với thuốc giảm ho.
Trẻ ngạt mũi:
- Sử dụng nước muối sinh lý ấm đẻ nhỏ vào mũi để rửa mũi 5-6 lần/ngày.
- Lưu ý không sử dụng quá nhiều lần trong một ngày.
Trẻ đi ngoài:
- Nếu bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần một ngày, phân lỏng đầu tiên cha mẹ cần chụp ảnh cho bác sĩ để được chỉ định.
- Bổ sung vitamin C, kẽm và men vi sinh.
Trẻ nôn trớ:
- Tình trạng trẻ nôn trớ thường chỉ xảy khi ở trẻ 1 đến 2 tuổi.
- Không cho trẻ bú nhiều mà chia ra thành nhiều bữa nhỏ.
- Sau khi bú không cho trẻ nằm ngay hoặc cho nằm thì cần kê đầu trẻ cao hơn so với người.
- Nếu trẻ nôn cha mẹ cần ngay lập tức nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh trẻ bị sặc khi nôn.
- Trẻ nôn xong nhanh chóng làm sạch miệng, họng và mũi cho trẻ, tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.
- Nếu trẻ bị nôn trớ khi ngủ nên đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, luôn để phần đầu cao hơn phần thân mình.
- Khi bé ngừng nôn, mẹ hãy cho bé uống nước ấm hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.
- Trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho trẻ uống
- Nếu bé biểu hiện tím tái, khó thở hãy cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng thì bổ sung dưỡng chất cho trẻ là một điều cần thiết trong các cách chăm sóc trẻ bị F0 tại nhà. Bổ sung dưỡng chất giúp trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Bổ sung từ bữa ăn hàng ngày
- Mỗi ngày, trẻ cần được cung cấp ít nhất 5 trong 8 loại thực phẩm, bao gồm: tinh bột, sữa và sản phẩm từ sữa, chất béo, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt, rau củ màu vàng - xanh thẫm.
- Đối với trẻ lớn: Cha mẹ có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả cho con như táo, cam, cà rốt, chuối, dưa hấu…
- Đối với trẻ nhỏ: Tăng cường bú mẹ (lưu ý nếu trẻ nôn trớ không nên cho trẻ bú một lần nhiều mà nên chia nhỏ số lần bú)
Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Kẽm: Bổ sung sản phẩm Ocean Picozinc.
- Vitamin C, E, A và nhóm B: Bổ sung sản phẩm Ocean VM.
- Khi bé bị sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài (nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, tóe nước) cho bé uống Oresol để bù nước, bù khoáng.
Những lưu ý trong cách chăm sóc trẻ mắc covid tại nhà
Trong các cách chăm sóc trẻ là F0 tại nhà mẹ cần có một số lưu ý:
- Trấn an tâm lý, dành thời gian chơi đùa trẻ để con luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.
- Để trẻ tập thể dục tại chỗ bằng các bài tập nhẹ nhàng.
- Duy trì sinh hoạt bình thường và khoa học
- Luôn đảm bảo không khí thoáng nhưng không được lạnh, phòng ốc sạch sẽ.
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non nớt nên việc chăm sóc và điều trị trẻ bị F0 tại nhà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và quan tâm. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu các cách chăm sóc trẻ bị covid tại nhà hi vọng rằng cha mẹ hãy luôn phòng tránh cho mình cũng như cho trẻ để con không trở thành F0 nhé.
Đọc thêm: