Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho trẻ
Trẻ nhỏ với hệ thống miễn dịch còn non yếu, là nhóm đối tượng rất dễ tấn công của bệnh đậu mùa khỉ. Vậy làm thế nào để nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho trẻ?
Bệnh đậu mùa khỉ và những cảnh báo lây nhiễm
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm do chủng virus có họ hàng với bệnh đậu mùa phổ biến, thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae gây ra.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết bằng một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, phát ban, hạch bạch huyết,... Thông thường các triệu chứng được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày và thời gian mắc bệnh có thể kéo dài 2 - 4 tuần.
Các ca mắc đậu mùa khỉ hầu hết đều ghi nhận rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Khi đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy từ 1 - 3 ngày. Mặt là bộ phận xuất hiện đầu tiên và sau đó sẽ lan ra tay, chân và các bộ phận còn lại trên cơ thể.
Phát ban mụn có mủ nước, ban đầu chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó có thể phát tán hàng nghìn. Khi điều trị tốt các nốt này sẽ đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại bình thường. Song song với tổn thương da, bệnh đậu mùa khỉ còn gây tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.
Cơ chế lây nhiễm nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ
Theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý là:
- Lây nhiễm qua vết xước, vết cắn của động vật đã nhiễm vi rút;
- Do ăn thịt động vật đang nhiễm bệnh;
- Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ;
- Bệnh đậu mùa khỉ còn có thể lây qua giọt bắn với khoảng cách ngắn, nếu không tiếp xúc gần sẽ không có nguy cơ lây nhiễm cao.
Ở Việt Nam hiện đã xuất hiện ca bệnh mắc đậu mùa khỉ đầu tiên (3/10/2022), mặc dù nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng không cao nhưng mẹ không nên chủ quan mà nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), trẻ dưới 8 tuổi có nhiều nguy cơ bị các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa khỉ hơn.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho trẻ
Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho trẻ cũng tương tự với Covid-19, đó là:
- Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh;
- Hạn chế đến những nơi đông người, đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất tăng cường đề kháng, giúp nâng cao hệ thống phòng bệnh của cơ thể. Mẹ có thể tham khảo thực phẩm bổ sung Ocean VM.
- Tăng cường vận động, tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
- Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh có thể đưa con đi tiêm các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi, rubella, cúm... để có thể bảo vệ trẻ tốt hơn.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mẹ hãy giúp trẻ thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa trên nhé!
Đọc thêm