HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Thời điểm chuyển mùa, dịch chân tay miệng ở trẻ đang lan rộng đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây Vichatchobe sẽ hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ bị chân tay miệng giúp trẻ mau lành bệnh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh: Lúc này virus sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ, thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày lúc này các triệu chứng chưa rõ rệt.

Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày, trẻ nhiễm bệnh sẽ có một số triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy, mệt mỏi, đau họng, lười ăn.

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài trong 3 - 10 ngày với các triệu chứng tiêu rõ rệt của bệnh như:

- Loét miệng: miệng có vết loét đỏ, vết phỏng nước đường kính từ 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi khiến cho trẻ bị đau miệng, bỏ ăn và tăng tiết nước bọt.

- Các nốt phỏng nước: Các nốt này xuất hiện trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Thông thường các nốt phát ban sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày và tự biến mất, không bị loét nhưng sẽ để lại vết thâm.

- Sốt nhẹ và có bị thể nôn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng nếu chăm sóc tốt trẻ sẽ hồi phục trong khoảng 8-10 ngày. Nếu không phát hiện kịp thời và chăm sóc không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp.

Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị ở nhà theo các bước sau:

- Nếu trẻ bị sốt và đau che mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Các loại thuốc điều trị nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Chú ý bổ sung đủ nước cho bé nếu bé sốt cao.

- Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn cứng và đặc biệt là các đồ ăn, đồ uống có vị chua, cay hoặc mặn quá. Và đặc biệt không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn.

- Vệ sinh tay chân miệng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ có thể làm được.
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hàng ngày cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé bằng nước sạch có thể pha loãng cùng dung dịch sát khuẩn để tránh bị nhiễm khuẩn.

- Dùng Xanh – methylen hoặc dung dịch Betadine để chấm lên các nốt phỏng nước sau khi tắm.

 Cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng mát để tránh cọ vào gây vỡ các nốt phỏng. Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B nồng độ 2%. Hoặc có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt nếu nhà bạn có nhiều trẻ nhỏ.

- Cần phải cách ly trẻ bị bệnh với trẻ chưa nhiễm bệnh. Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh lây sang những trẻ khác.

Song song với chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng theo dõi sát sao tình trạng bệnh để khi có dấu hiệu bất thường có thể xử lý kịp thời.

Lưu ý: Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên phát bệnh. Vì vậy khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần có biện pháp cách ly, phòng tránh để tránh lây nhiễm bệnh sang trẻ khác.

Khi thấy trẻ sốt cao kéo dài từ 48 tiếng trở đi, quấy khóc, nôn nhiều lần, thở nhanh, run tay chân, ngủ lịm, hay bị giật mình nhất khi trẻ thức. Đây là những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng tránh, do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý phòng tránh bệnh cho con bằng một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay chân cho bé bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi ăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vật dụng con hay tiếp xúc như đồ chơi, chăn, ga, gối, vật dụng ăn uống (thìa, bát, đĩa…)
  • Không cho bé tiếp xúc gần với trẻ đang bị hoặc nghi nhiễm mắc tay chân miệng.
  • Cha mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho con.

Hy vọng qua bài viết này cha mẹ có thể nắm bắt được cơ bản cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì hãy liên với Vichatchobe qua hotline hoặc đặt câu hỏi qua website để được giải đáp nhé.

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

- Giải đáp: Tại sao trẻ ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón

- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.