HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn

Trẻ nhỏ bé nào cũng sẽ từng bị ho ít nhất vài lần trong đời, nếu tình trạng ho kéo dài có thể dẫn đến viêm phổi. Chính vì vậy mỗi khi trẻ bị ho đều khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng. Thực tế trong dân gian có rất nhiều bài thuốc trị ho được truyền miệng, tuy nhiên về vấn đề hiệu quả và tính an toàn thì chưa được xác định. Vậy có cách nào để trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả không?

4 cách trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn và khoa học

Trẻ sơ sinh, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện vị thế rất dễ mắc các bệnh hư ho, cảm cúm. Tuy nhiên vì còn quá nhỏ nên chưa thể áp dụng các phương pháp trị ho theo dân gian như ngậm chanh mật ong, uống nước lá hẹ. Dưới đây là 4 cách trị ho mà cha mẹ có thể áp dụng cho con:

Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ bú thường xuyên

Việc cho trẻ sơ sinh bú đủ lượng sữa sẽ giúp làm loãng các dịch nhầy tiết ra, từ đó đờm được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng ho. Ngược lại nếu cơ thể bị mất nước, các chất nhầy sẽ bị đặc và khô lại gây ngứa cổ và kéo dài tình trạng ho. Ngoài việc bổ sung đủ lượng nước cho trẻ, việc bú mẹ còn tạo cảm giác mát và dịu cổ họng làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Bên cạnh đó sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, chứa nhiều thành phần tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ đẩy lùi được các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trị ho cho trẻ sơ sinh cũng chỉ nên cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết, không nên cho trẻ bú nhiều hơn.

Dùng nước muối sinh lý trị ho cho trẻ sơ sinh

Chắc hẳn rất nhiều mẹ đang thắc mắc tại sao nước mũi sinh lý lại có thể trị ho cho trẻ sơ sinh. Thực tế mũi và họng có thể thông với nhau, do đó các chất kích thích và dịch nhầy có thể chảy từ mũi xuống họng gây kích ứng họng làm cho trẻ bị ho khan hoặc ho có đờm. Trong trường hợp này, dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, giúp làm sạch chất nhầy trong khoang mũi, tránh việc chất nhầy chảy xuống họng từ đó sẽ hạn chế được tình trạng ho cho trẻ.

Lưu ý khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh chỉ nên nhỏ 1 giọt mỗi lồ mũi và không nên nhỏ quá 6 lần một ngày. Khi trẻ bị nghẹt mũi hay khịt mũi nhiều hãy nhỏ để làm loãng chất nhầy, khiến chúng đẩy ra dễ dàng hơn.

Hút mũi cho trẻ

Nếu trẻ sơ sinh đọng quá nhiều chất nhầy trong khoang múi, hãy tiến hành hút mũi cho trẻ. Đây cũng là cách để cho dịch nhầy không tiếp xúc với cổ họng từ đó không gây kích ững tạo nên những cơn ho.

Mẹ có thể hút mũi cho trẻ bằng cách đơn giản sau: Dùng một ống bơm dạng bầu và bóp chặt để đẩy không khí ra ngoài, sau đó đưa đầu ống vào mũi của bé, chỉ đưa sâu khoảng từ 6-12mm. Tiếp đó mẹ thả tay không bóp ống bơm nữa để ống bơm hút chất nhầy, rồi loại bỏ chất nhầy trong ống bơm và thực hiện nốt với bên còn lại. Sau khi dùng vệ sinh sạch sẽ để sử dụng trong lần tiếp theo. Mẹ có thể hút mũi cho trẻ sơ sinh nhiều lần trong ngày, tuy nhiên không nên làm quá thường xuyên vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.

Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng cách tạo ẩm không khí

Việc hít thở không khí ẩm sẽ làm mũi và họng của trẻ không bị khô, khiến cổ họng dễ chịu từ đó hạn chế được những cơn ho. Ngược lại việc không khí khô sẽ làm chất nhầy đặc hơn, gây kích ứng cổ từ đo trẻ ho nhiều hơn.

Mẹ có thể dùng một máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng trẻ. Nếu không có điều kiện mẹ thể tạo ẩm bằng cách bế trẻ vào phòng tắm và đóng cửa, sau đó xả vòi hoa sen bằng nước ấm nóng để hơi nước bay lên tạo độ ẩm.

Một số lưu ý khi trị ho cho trẻ sơ sinh

Ngoài áp dụng các cách trị ho trên, mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều để chăm sóc trẻ sơ sinh giúp trẻ mau khỏi:

  • Nếu các triệu ho không quá nặng thì không nhất thiết phải cho trẻ dùng thuốc ho.
  • Để ở tránh xa khói thuốc là và không khí ô nhiễm bụi bẩn, nó sẽ làm cho cơn ho của trẻ trở nên nặng hơn.
  • Vào những ngày chất lượng không khí kém, mẹ không nên cho trẻ ra ngoài.
  • Nếu trẻ ho liên tục kèm sốt cao, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.

Nhiều cha mẹ khi thấy con bị ho là cho dùng thuốc điều trị ngay, điều này vô tình sẽ khiến trẻ bị nhờn thuốc. Nếu trẻ không có những biểu hiện nặng, mẹ hãy thử áp dụng 4 cách trị ho cho trẻ sơ sinh mà vichatchobe vừa cung cấp, nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc trở nặng hơn thì lúc này hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị.

Đọc thêm

Trẻ bị nấm lưỡi: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Hỏi đáp: Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, nguyên nhân do đâu

Bài trước Bài sau