Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và khó thở, thường sẽ quấy khóc, bỏ ăn và đòi bế liên tục. Nhiều phụ huynh lần đầu làm mẹ, thường thấy lo lắng và không biết nên làm thế nào. Dưới đây là các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả và nhanh chóng phục hồi tình trạng bệnh.
Tại sao trẻ bị nghẹt mũi?
Nghẹt mũi ở trẻ là một bệnh phổ biến không còn xa lạ với các bậc phụ huynh. Có vô vàn nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ mà không thể kể hết. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân điển hình:
Do thời tiết thay đổi
Sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc trong thời tiết chuyển mùa dễ gây nghẹt mũi cho trẻ vào ban đêm. Tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn vào sáng sớm khi nhiệt độ giảm. Trong trường hợp này, mẹ nên giữ ấm cơ thể trẻ bằng cách mặc thêm áo khoác nhẹ hay đeo thêm tất. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể thoa một ít dầu gió hoặc dầu tràm lên khăn mỏng và quấn quanh cổ trẻ, hơi dầu sẽ giúp thông mũi và trẻ dễ thở.
Trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp
Trẻ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị nghẹt mũi. Các bệnh lý đường hô hấp trẻ thường mắc phải, gồm:
- Cảm cúm.
- Ho.
- Viêm xoang.
- Viêm phế quản.
Khi trẻ gặp những vấn đề về đường hô hấp sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nghẹt mũi và khiến trẻ khó thở hơn.
Trẻ có sức đề kháng kém
Trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, nên dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ. Triệu chứng phổ biến gồm: sổ mũi, ho, nghẹt mũi, sốt và những biểu hiện tương tự. Do đó, mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà, ba mẹ cần lưu ý
Cho trẻ vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn, thường được dùng để rửa vết thương và vệ sinh cá nhân. Nước muối sinh lý được pha theo tỷ lệ chuẩn y khoa, nên mẹ không cần lo lắng việc nước muối quá mặn hay gây hại cho trẻ.
Mẹ hãy bế trẻ nằm ngửa và nhỏ vài giọt lần lượt vào cả hai bên mũi. Đợi khoảng 2 phút, sau đó sử dụng một khăn lau riêng dành cho trẻ và nhẹ nhàng lau sạch. Nên lặp lại quy trình này mỗi ngày để đảm bảo mũi bé được vệ sinh sạch sẽ và thoáng hơn để trẻ dễ thở.
Chườm nóng lên tai cho trẻ
Mũi có sự liên kết với tai và họng nên mẹ có thể áp dụng phương pháp đặt khăn ấm lên tai của trẻ để giảm tình trạng nghẹt mũi. Hai bên tai chứa nhiều dây thần kinh nhỏ có tác dụng điều chỉnh lưu thông máu với mũi. Do đó, trước khi đi ngủ, mẹ có thể đặt khăn ấm lên hai tai của trẻ khoảng 10 phút để cải thiện nghẹt mũi.
Cho trẻ tắm nước nóng
Để trẻ dễ thở và ngủ sâu hơn khi nghẹt mũi, mẹ có thể cho tg hơi nhằm cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ có thể cho tắm nước ấm trong không gian kín, để hơi nước không thể thoát ra bên ngoài. Điều này sẽ làm loãng chất nhầy trong mũi của trẻ, giúp đường thở thông thoáng và dễ thở hơn.
Kê cao gối cho trẻ khi nằm
Kê cao gối cho trẻ khi nằm sẽ cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Bằng cách này, chất nhầy trong mũi trẻ sẽ được dốc ngược xuống dưới, giúp trẻ thoải mái hơn. Mẹ lưu ý, khi sử dụng phương pháp này, hãy chọn gối mềm và không để bé nằm gối cao quá lâu. Bởi, nằm gối cao lâu sẽ khiến máu khó lưu thông lên não và tăng nguy cơ trẹo cổ.
Cho trẻ uống nước ấm
Để duy trì sức khoẻ tốt nhất, cơ thể con người cần được cung cấp đủ lượng nước hàng ngày. Việc bổ sung nước nóng cho trẻ bị nghẹt mũi là rất quan trọng, vì nó giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, khi cho trẻ uống nóng, mẹ cần đảm bảo nước ấm ở nhiệt độ phù hợp.
Vỗ nhẹ vào lưng trẻ
Khi bé nghẹt mũi, mẹ có thể sử dụng phương pháp vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Mẹ có thể đặt bé nằm úp lên đầu gối của mình và lấy một tay nhẹ nhàng vỗ lên lưng trẻ. Hoặc mẹ đặt bé ngồi hơi nghiêng trên đùi, hướng con về phía trước sau đó vỗ nhẹ vào lưng. Phương pháp này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy trong phổi, giúp trẻ giảm tức ngực và thở dễ hơn.
Lấy rỉ mũi cho trẻ đều đặn
Việc lấy gỉ mũi đều đặn cho trẻ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi và cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ nên mua tăng bông dùng cho trẻ để tránh trẻ bị đau trong quá trình lấy. Làm ẩm tăm bông với nước ấm hoặc nước muối sinh lý, rồi nhẹ nhàng vệ sinh mũi cho trẻ. Phương pháp này nên được thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần để mũi của trẻ luôn sạch sẽ, tránh tình trạng nghẹt mũi.
Sử dụng dụng cụ hút chất nhầy chuyên dụng cho trẻ
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dụng cụ hút chất nhầy mũi cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể sử dụng công cụ này để làm sạch mũi cho trẻ, vì cũng có rất nhiều phụ huynh đã dùng và đánh giá cao về dụng cụ này. Khi tiến hành hút chất nhầy, mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân. Sau đó, bóp từ từ một ít nước muối sinh lý vào từng bên mũi của trẻ. Tiếp đến, mẹ đặt đầu ống hút vào mũi và hít chất nhầy ra. Phương pháp này sẽ giúp hút các chất nhầy một cách hiệu quả và cải thiện nghẹt mũi ở trẻ.
Các biện pháp phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số biện pháp để ngăn chặn nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể áp dụng cho con:
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ: Để tránh lây nhiễm bệnh, hãy rửa tay và chân của trẻ hàng ngày bằng xà phòng chống khuẩn. Sau khi trẻ chơi ngài trời hoặc tiếp xúc với người lạ, hãy rửa sạch mắt và mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng của trẻ: Phòng ngủ của trẻ sơ sinh nên được thông thoáng. Tuy nhiên, phòng vẫn phải giữ ấm khi thời tiết. Hãy thường xuyên giặt ga, gối và đệm của trẻ. Cần vệ sinh đồ chơi hàng ngày của trẻ bằng dung dịch khử trùng.
- Tănng cường miễn dịch cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần có giấc ngủ và chế độ ăn đúng giờ. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa, hãy đảm bảo mẹ có chế đọ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp sữa chất lượng cho trẻ. Khi trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn rắn, mẹ cần cung cấp một loại thực phẩm đa dạng để bổ sung dưỡng chất.
- Tránh tiếp xúc với nguồn lây: Trong thời điểm giao mùa, mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người. Đeo khẩu trang và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có triệu chứng ho hoặc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin theo lịch trình.
Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng nghẹt mũi rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và cách điều trị nghẹt mũi tại nhà. Hy vọng, với những thông tin Vi chất Cho bé chi sẽ trong bài sẽ bổ ích với các phụ huynh, nhất là những mẹ đang nuôi con nhỏ.
Đọc thêm:
- Cha mẹ bỏ túi ngay: 5 mẹo tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi
Viết bình luận