Dấu hiệu khi trẻ nuốt phải dị vật và cách xử lý
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong quá trình mọc răng, tập đi, tập nói, chúng luôn tò mò về mọi thứ xung quanh, và tiếp xúc bằng việc nhìn, chạm, ngửi, nếm thử. Vì chưa thể phân biệt được đâu là đồ ăn được hay không ăn được nên trẻ có xu hướng cho vào miệng những thứ mà trẻ cảm thấy là ăn được. Dẫn đến việc trẻ có nguy cơ nuốt phải dị vật, vậy lúc này cha mẹ cần phải làm gì?
Dấu hiệu khi bé nuốt phải dị vật
Khi trẻ nuốt phải dị vật sẽ có thể mắc kẹt trong đường tiêu hóa, dưới đây là một số biểu hiện khi trẻ mắc phải dị vật:
- Trẻ ho, miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, đau khi nuốt, đại tiện ra máu hoặc ói ra máu.
- Khi dị vật đi vào đường hô hấp trẻ có thể bị suy hô hấp, ho sặc
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa
Một số dị vật trẻ thường hay nuốt phải
- Vật nhỏ (không sắc nhọn): Đồ chơi, nút áo, nhẫn, kẹp giấy, viên bi. Những dị vật này thường không quá nguy hiểm vì chúng không sắc nhọn.
- Đồng xu: Đây là dị vật phổ biến nhất, thường an toàn trừ các đồng xu có kích thước lớn.
- Pin nút: Đây là dị vật nguy hiểm đối với trẻ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện nuốt phải dị vật là pin, cha mẹ hãy tìm cách lấy nó ra khỏi người trẻ càng sớm càng tốt.
- Nam châm: Cũng giống như pin, nam châm cũng là dị vật nguy hiểm đối với trẻ và cần lấy nó ra càng sớm càng tốt.
- Vật sắc nhọn: Như kim, đinh ghim, đinh, vít, tăm và một số bông tai, xương… Vì là vật sắc nhọn nên chúng cần được lấy ra khỏi cơ thể trẻ nhanh nhất có thể. Bởi những vật này có thể bị kẹt và chọc thủng đường tiêu hóa. Một số vật sắc nhọn nhỏ thường trôi trong cơ thể trẻ mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Nguy hiểm tiềm ẩn của các dị vật
Pin nút
Loại này có thể gây bỏng điện áp thấp nều bị mắc kẹt trong thực khoản 2h, khi cháy pin có thể gây thủng thực quản. Ngay cả khi đã hết pin chúng vẫn có thể gây hại cho trẻ. Khi phát hiện trẻ nuốt phải pin cần đưa trẻ đi chụp X - quang để xác định vị trí pin và lấy chúng ra một cách nhanh chóng.
Khi trẻ nuốt phải pin, quá trình đi xuống dạ dày thường không có biểu hiện gì và phải mất vài ngày. Trong thời gian này trẻ cần được theo dõi sát sao cho đến khi xác định trẻ không bị ảnh hưởng gì.
Nam châm
Nam châm cũng là dị vật gây nguy hiểm khi trẻ nuốt phải. Các nam châm ở các điểm khác nhau có thể bị hút nhau qua thành ruột dẫn đến thủng thành ruột. Cha mẹ cần đưa trẻ đi chụp X - Quang để xác định vị trí và lấy nó ra khỏi cơ thể của trẻ.
Một số dị vật khác
Các dị vật có kích thước lớn từ 25mm trở lên rất dễ mắc kẹt ở thực quản gây nghẹn, khó thở, đau tức ngực gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ lúc này cha mẹ cần có những biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời để tránh hậu quả không mong muốn.
Cha mẹ làm gì khi phát hiện trẻ nuốt phải dị vật
Khi phát hiện trẻ nuốt phải dị vật cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Không nên đưa con ăn uống bất cứ thứ gì trước khi đến cơ sở y tế.
- Không nên cố lấy dị vật ra bằng ngón tay hoặc gây nôn vì rất có thể dị vật sắc nhọn có thể gây tổn thương thực quản và chui vào đường thở rất nguy hiểm.
- Nếu có thể hãy mang dị vật tương tự hoặc giống với dị vật trẻ nuốt để nhân viên y tế xem.
- Đưa trẻ đi chụp X - Quang và dạ dày để xác định vị trí dị vật.
Điều trị khi trẻ nuốt phải dị vật
Bác sĩ sẽ dựa vào kích thước và mức độ của dị vật mà sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp:
Theo dõi tại nhà
Nếu dị vật không nguy hiểm và có kích thước nhỏ, có thể đi qua đường tiêu hóa mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ cho bé theo dõi tại nhà, dị vật có thể được đào thải ra ngoài cùng phân trong vòng 1-2 ngày sau đó. Nếu 3 ngày mà chưa thấy dị vật được đào thải, lúc này hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý.
Chụp X - Quang
Chụp X - Quang để biết chính xác rằng dị vật đang ở trong dạ dày. Đối với một số dị vật vô hại, việc chụp này có thể trì hoãn sau 24h vì rất có thể thời gian dị vật di chuyển đến dạ dày là khoảng sau 1 đêm ngủ.
Nội soi đại tràng
Nếu dị vật gây nguy hiểm, bị mắc trong thực quản, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để lấy dị vật ra ngoài. Ống nội soi sẽ là một ống mềm dài có gắn camera. Để lấy dị vật, bác sĩ sẽ dùng một kẹp gắp đưa vào dùng để lấy dị vật ra khỏi đường tiêu hóa. Quá trình này sẽ được thực hiện trong phòng mổ dưới sự gây mê toàn thân để trẻ không cảm thấy đau đớn.
Tình trạng nuốt phải dị vật thường gặp ở trẻ từ 1 - 3 tuổi, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ. Khi phát hiện trẻ nuốt dị vật vào trong cơ thể, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh xử lý, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hoặc chuyên viên y tế điều trị kịp thời.
Đọc thêm