Khi trẻ bị táo bón mẹ nên làm gì?
Trẻ bị táo bón kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến việc bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy còm, thiếu máu. Việc phân ứ đọng lâu trong đại tràng gây tình trạng nhiễm độc mạn tính ở trẻ. Không những thế, táo bón còn khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý. Do đó, khi phát hiện con bị táo bón mẹ cần có giải pháp xử lý kịp thời nhé!
Biểu hiện khi trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón có những biểu hiện khá dễ nhận biết. Để không nhầm lẫn với biểu hiện khác, mẹ lưu ý các biểu hiện đặc trưng dưới đây:
- Trẻ sơ sinh thường rên nhẹ, khi đi ngoài mặt găng đỏ. Trẻ đang bú bình không đi tiêu trong 3 ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần.
- Phân khô cứng, vón cục to hơn mức bình thường. Có một số trẻ sẽ có biểu hiện sợ cha mẹ cho đi đại tiện.
Nhiều mẹ cho rằng trẻ em bị táo bón sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, táo bón ở trẻ em được chia thành 2 loại khác nhau là táo bón thông thường và táo bón bệnh lý.
- Táo bón thông thường: Thường do chế độ ăn, uống và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý.
- Táo bón bệnh lý: Có thể là những biểu hiện của các bệnh lý viêm đường tiêu hóa, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh lý tuyến giáp, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn...Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ không nhiều trong số trẻ mắc táo bón nhưng mẹ nên đặc biệt lưu ý. Nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, triệu chứng sẽ chuyển biến theo chiều hướng không tốt ảnh hưởng đến toàn cơ thể, trẻ có thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Mọi người thường cho rằng triệu chứng táo bón ở trẻ do ăn quá nhiều thức ăn hoặc ít uống nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có thể do các nguyên nhân:
- Trẻ không hợp với sữa công thức như sữa bột, sữa hộp uống liền.
- Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, vì sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ. Nếu thiếu hormone này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ gặp khó khăn hơn.
- Cơ thể trẻ thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh, không gây táo bón.
- Trẻ hay căng thẳng hoặc ít vận động, đặc biệt là sau khi ăn.
- Do lạm dụng thuốc cho trẻ: Trẻ em thường gặp nhiều vấn đề sức khoẻ phải dùng đến thuốc như biếng ăn, chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp... Việc sử dụng một số loại thuốc đặc thù, lượng dùng nhiều trong thời gian dài cũng có thể gây táo bón ở trẻ em.
- Trẻ gặp một số chứng bệnh bẩm sinh liên quan đến đường ruột như tắc nghẽn đường ruột, phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp (hormone tuyến giáp thấp) hoặc ngộ độc Botulism (Đây là tình trạng trẻ dị ứng với mật ong bẩm sinh).
- Mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em để có phương hướng điều trị cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón?
- Đối với những trẻ đang bú mẹ, nếu bị táo bón do trẻ chưa được cung cấp đủ lượng sữa thì nên điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ, đặc biệt nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả và uống đủ nước.
- Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức mẹ cần chú ý pha sữa đúng theo hướng dẫn. Bên cạnh đó mẹ cũng nên xem loại sữa đó có phù hợp với con không.
- Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết để làm giảm tình trạng táo bón cho trẻ.
- Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ với các loại rau xanh, trái cây chín: Rau khoai lang, mồng tơi, cà rốt, cà chua, củ khoai lang,...Tuyệt đối không cho trẻ ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn cay nóng, bánh kẹo ngọt vì có thể khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
- Mát-xa bụng cho trẻ: Đây là phương pháp trị táo bón nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Đây là biện pháp vừa giúp bé thoải mái, vừa hỗ trợ trị táo bón hiệu quả.
- Bổ sung Ocean Picozinc - Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón hiệu quả đang được rất nhiều mẹ lựa chọn. Ocean Picozinc bổ sung kẽm Acetate giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy.
Nếu trẻ bị táo bón một trong những trường hợp dưới đây mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện:
- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn và thực hiện một số biện pháp trên không có tác dụng.
- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
- Táo bón gây ảnh hưởng đến sức khoẻ: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.
Thông tin liên hệ
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Hotline: 1900 299256
Đọc thêm:
- Hàng ngày trẻ nên ăn gì để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh?
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Viết bình luận