5 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi tại nhà
Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh là những kinh nghiệm được truyền lại từ lâu đời, giúp các bố mẹ cải thiện tình trạng bé thường xuyên rướn, vặn mình khi ngủ. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến trẻ vặn mình, nhưng các mẹo dân gian khi được áp dụng đúng cách có thể giúp bé thoải mái hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Vặn mình khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện trong giai đoạn giấc ngủ nông hoặc sau khi trẻ thức dậy. Trong những lúc này, trẻ có các biểu hiện như giật mình, vặn mình và rên rỉ với âm thanh "è è". Đồng thời, mắt của trẻ cũng có thể chuyển động dưới mi mắt nhắm lại.
Trong giai đoạn ngủ này, nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không đều, có thể ngưng thở từ 5 đến 10 giây, sau đó lại bắt đầu thở nhanh với nhịp 50-60 lần/phút trong khoảng 10-15 giây trước khi trở lại nhịp thở đều đặn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, phổ biến như:
Chưa quen với môi trường: Trong tử cung, bé luôn được ôm ấp và cảm thấy an toàn trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, không gian xung quanh lớn hơn khiến bé có cảm giác lạ lẫm, chơi vơi và có thể vặn mình nhiều hơn.
Nơi ngủ không yên tĩnh: Nếu không gian ngủ của bé có tiếng ồn, ánh sáng mạnh hoặc không được thông thoáng, bé có thể bị giật mình, vặn mình và khó ngủ hơn.
Thiếu dinh dưỡng hoặc vấn đề sức khỏe: Trẻ sơ sinh có thể vặn mình do thiếu canxi, magie, kẽm hoặc gặp phải vấn đề sinh lý như trào ngược dạ dày, khó thở. Thiếu hụt các khoáng chất này ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp, có thể dẫn đến các cơn co thắt hoặc cảm giác khó chịu, làm trẻ vặn mình trong giấc ngủ.
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách tạo Không gian ngủ có tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh
Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Để giúp trẻ giảm bớt tình trạng vặn mình, nhiều gia đình đã truyền tai nhau những mẹo dân gian chữa vặn mình, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của ông bà. Tuy nhiên, so với các phương pháp khoa học, mẹo dân gian thiếu sự chứng minh và kiểm nghiệm lâm sàng. Trong khi các phương pháp hiện đại dựa trên nghiên cứu và có tính khoa học rõ ràng, mẹo dân gian thường mang tính chất cá nhân và có thể không phù hợp với mọi trẻ.
Hơ và đắp lá trầu không
Hơ và đắp lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng để chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh nhờ vào tính ấm của lá. Để thực hiện, mẹ cần chọn những lá trầu không quá già cũng không quá non, rửa sạch bằng nước muối và để ráo. Sau đó, hơ lá trầu trên bếp cho đến khi ấm rồi đắp nhẹ lên các vùng da như trán, cánh tay, mông hoặc đùi của bé vào mỗi sáng sớm để giữ ấm.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên hơ lá quá lâu, tránh để lá quá nóng sẽ gây bỏng da trẻ. Ngoài ra, trước khi thực hiện, mẹ nên kiểm tra xem trẻ có dị ứng với lá trầu không bằng cách thử trên một vùng da nhỏ. Nếu trẻ có dấu hiệu không thoải mái hoặc khó chịu, nên ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách hơ lá trầu rồi đắp lên các vùng da của bé
Massage, xoa bóp nhẹ nhàng cho bé
Mẹ nên thường xuyên massage và xoa nắn tay chân cho bé để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi nằm. Nếu bé có dấu hiệu vặn mình, mẹ có thể bế bé lên hoặc nhẹ nhàng vỗ về để bé cảm nhận được sự an toàn. Khi thực hiện massage, mẹ cần sử dụng các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi và theo chiều từ dưới lên trên để giúp bé thư giãn.
Tránh sử dụng lực mạnh hoặc xoa bóp vào các vùng nhạy cảm như bụng và lưng. Thời điểm massage tốt nhất là khi bé đã ăn no và trong trạng thái thoải mái. Mẹ cũng có thể sử dụng một chút dầu massage tự nhiên để tăng cảm giác dễ chịu cho bé trong quá trình xoa bóp.
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách thường xuyên massage cơ thể trẻ
Bố mẹ có thể bật những bản nhạc êm dịu hoặc tiếng sóng biển nhẹ trong phòng khi bé đi ngủ để hỗ trợ bé dễ dàng vào giấc sâu hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng âm nhạc, chỉ nên sử dụng thỉnh thoảng để tạo không gian ngủ yên tĩnh tự nhiên cho bé.
Ngoài ra, một môi trường ngủ thoáng mát, tránh gió lùa và yên tĩnh cũng là một mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh, giảm tình trạng giật mình ban đêm. Bố mẹ cũng cần chú ý duy trì nhiệt độ phòng ổn định từ 27 - 30 độ C, tránh để phòng quá lạnh hoặc quá nóng thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bé dễ vặn mình và quấy khóc.
Tắm nắng nhẹ mỗi buổi sáng
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, thường dễ bị thiếu hụt Vitamin D và Canxi, dẫn đến các vấn đề như còi xương, rướn người và giật mình khi ngủ. Thiếu Canxi còn có thể khiến bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
Đối với những bé ngủ không sâu và thường vặn mình do thiếu Canxi, một mẹo đơn giản giúp cải thiện tình trạng này là tắm nắng. Bố mẹ có thể để bé tắm nắng tự nhiên vào khoảng 7 giờ sáng, khi nắng còn dịu nhẹ và ấm áp, giúp cơ thể bé hấp thụ Canxi hiệu quả hơn.
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách cho con tắm nắng
Mặc quần áo thoải mái cho bé
Bố mẹ cần lưu ý sử dụng loại tã thấm hút tốt để tránh tình trạng tràn bỉm, gây ướt và ngứa ngáy cho da bé. Tùy vào thời tiết, mẹ nên chọn trang phục phù hợp để bé luôn thoải mái, không bị quá nóng hoặc quá lạnh dẫn đến tỉnh giấc. Ngoài ra, mẹ cần giặt giũ chăn gối sạch sẽ bằng nước giặt an toàn, giúp bé không bị ngứa ngáy khi nằm.
Tạo tổ kén cho bé
Một mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản là quấn khăn cho bé. Cách này mang lại cho bé cảm giác an toàn, gần giống như khi còn nằm trong bụng mẹ. Quấn khăn không chỉ tạo nên một lớp bao bọc ấm áp, giống như một chiếc tổ kén, mà còn giúp giữ ấm cho cơ thể bé, từ đó bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ sâu giấc hơn.
Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bằng cách quấn khăn để tạo một lớp bao bọc ấm áp như ở trong bụng mẹ
Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Khi áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
Đảm bảo an toàn: Mẹo dân gian thường sử dụng các phương pháp tự nhiên, nhưng cần đảm bảo không gây nguy hại cho bé. Tránh những nguy cơ tiềm ẩn gây tổn thương cho bé như hơ lá quá nóng hay quấn khăn quá chặt.
Thực hiện đúng cách: Các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh như massage, quấn khăn, hơ lá trầu cần được thực hiện nhẹ nhàng và đúng phương pháp. Mọi động tác nên đảm bảo mang lại cảm giác thoải mái cho bé, tránh tác động quá mạnh lên da bé.
Không lạm dụng: Nếu tình trạng vặn mình kéo dài hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường khác, bố mẹ không nên quá lạm dụng vào các mẹo mà nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Theo dõi sức khỏe của bé: Nếu tình trạng vặn mình của bé liên quan đến sức khỏe như thiếu canxi hay rối loạn giấc ngủ, bố mẹ nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp và thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bé.
Tạm kết
Các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh không chỉ đơn giản mà còn an toàn và hiệu quả khi được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý áp dụng các mẹo này một cách hợp lý và không lạm dụng, đồng thời kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và tạo môi trường ngủ lý tưởng cho bé. Với sự chăm sóc đúng cách, bé yêu của bạn sẽ có giấc ngủ sâu và dễ chịu hơn, góp phần vào sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé.