HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

Một số sai lầm của cha mẹ khiến con bị táo bón

Táo bón là tình trạng khá phổ biến không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn. Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy cơ bị thiếu hụt vi chất, suy dinh dưỡng thấp còi. Phần lớn nguyên nhân trẻ bị táo bón đến từ sai lầm của cha mẹ trong quá trình chăm sóc con.

Vậy những sai lầm này là gì hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Đối với trẻ sơ sinh chưa ăn dặm

Với trẻ chưa ăn dặm thì hiện tượng táo bón nguyên nhân lớn là ở sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị táo bón ít hơn trẻ dùng sữa công thức, tuy nhiên không phải là không xảy ra.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón nguyên nhân là trong sữa mẹ chưa đáp ứng đủ hàm lượng chất xơ do khẩu phần ăn của mẹ chưa có đủ chất này. Khi thiếu chất xơ, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ gặp cản trở trong quá trình tiêu hóa thức ăn từ đó dẫn đến trẻ bị táo bón.

Đối với những trẻ dùng sữa công thức, nguyên nhân bị táo bón có thể là do:

Pha sữa không đúng cách

Nhiều mẹ nghĩ rằng sữa càng đặc thì sẽ cung cấp cho con càng nhiều dưỡng chất. Đây là sai lầm hay mắc phải khi pha sữa cho trẻ khiến trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, khi pha sữa quá đặc trẻ sẽ bị mất nước và đó là yếu tố cao dẫn đến trẻ bị táo bón. Một vài trường hợp khác, khi thấy trẻ bị táo bón, mẹ lại cho rằng nên cho trẻ uống sữa loãng, điều này dẫn đến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Thực tế, trên bao bì của mỗi hộp sữa đều sẽ hướng dẫn cách pha, trong đó sẽ có lượng sữa và lượng nước phù hợp. Điều mẹ cần làm là pha sữa đúng theo hướng dẫn để giảm tình trạng táo bón và thiếu hụt dưỡng chất cho con.

Bảo quản sữa sai cách

Trong trường hợp trẻ không uống hết lượng sữa mẹ pha, mẹ hãy đậy nắp kín, cả phần núm bình, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy sẽ bảo quản sữa được trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó nếu trẻ uống tiếp, mẹ lấy sữa ra ngâm bình vào nước nóng khoảng 70 độ cho sữa ấm lên là được.

Không nên để sữa thừa ở nhiệt độ thường trên 15 phút, nếu để quá thời gian này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa. Khi trẻ uống sữa này có thể sẽ gặp một vài vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…

Không chú ý đến thành phần khi chọn sữa cho con

Nhiều cha mẹ không biết thường cho rằng uống sữa công thức sẽ bị táo bón, nhưng lại không biết nguyên nhân sâu xa từ bên trong. Hiện nay trong rất nhiều sữa công thức có chứa dầu cọ chứa hàm lượng lớn axit palmitic. Đây là chất béo hòa tan có khả năng kết hợp với canxi tạo thành một chất khó hòa tan, đây chính là thủ phạm gây nên tình trạng táo bón.

Đổi sữa cho con liên tục trong thời gian ngắn

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt do đó cần thời gian để làm quen với các chất dinh dưỡng có trong sữa. Điều này có thể dẫn đến con bị táo bón trong thời gian đầu, tuy nhiên tình trạng này sẽ cải thiện dần khi hệ tiêu hóa của trẻ đã quen. Nhưng nhiều cha mẹ thấy con bị táo bón liền tưởng con không hợp sữa và đổi loại sữa khác cho con và hệ tiêu hóa của trẻ lại phải tiếp tục làm quen với dưỡng chất mới, cứ tiếp tục một vòng lặp như vậy khiến trẻ bị táo bón dài ngày.

Đối với trẻ đã ăn dặm

Trẻ ăn dặm bị táo bón là chuyện rất bình thường, do hệ tiêu hóa của trẻ cần làm quen với chế độ ăn mới. Tuy nhiên nếu trẻ bị táo bón lâu ngày thì có thể do chế độ ăn chưa hợp lý, lúc này cha mẹ cần cải thiện ngay.

Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít chất xơ

Tình trạng táo bón thường xảy ra khi thực đơn ăn dặm của trẻ chứa ít chất xơ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ không biết rằng thực đơn chứa nhiều chất xơ cũng khiến bị táo bón.

Chất xơ được phân ra làm 2 loại là chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiệm vụ hấp thụ nước và chuyển hóa thành một dạng gel trong hệ tiêu hóa khiến cơ thể cảm thấy no lâu. Chất xơ không hòa tan, đóng vai trò là chất xúc tác, làm cho thức ăn dễ đi qua dạ dày, cân bằng độ pH và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi trẻ ăn ít chất xơ, hệ tiêu hóa không có đủ điều kiện thuận lợi để làm việc hiệu quả dẫn đến tình trạng táo bón. Ngược lại trẻ ăn quá nhiều chất xơ sẽ thường xuyên bị đầy hơi, chất gel trong ruột sẽ cản trở quá trình hấp thu các chất và tổng hợp phân, từ đó tình trạng táo bón cũng xảy ra.

Cho trẻ uống ít nước

Nhiều cha mẹ cho rằng con đã bú nhiều thì việc uống nước không quan trọng. Thực tế là ngay cả khi uống nhiều sữa thì trẻ vẫn cần uống nước. Uống đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra được thuận lợi hơn. Đồng thời, nước cũng giúp kết cấu của phân lỏng hơn, từ đó hạn chế được tình trạng táo bón.

Thông thường trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần 100ml nước trên mỗi 1kg trọng lượng cơ thể (bao gồm cả sữa). Chẳng hạn, trẻ nặng 10kg sẽ cần 1.000ml nước (1 lít) nước mỗi ngày. Nếu trẻ đã uống 600ml sữa thì mẹ cần bổ sung 400ml nước nữa.

Để nhận biết trẻ đã uống đủ nước hay chưa, cha mẹ có thể dựa vào màu sắc nước tiểu để xác định. Trẻ thiếu nước thì nước tiểu thường có màu vàng đậm, mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ít.

Cha mẹ ít cho trẻ vận động

Trẻ vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Vận động ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm hoạt động chân tay trong nhà và vận động ngoài trời.

Cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều

Mẹ thường xuyên ép trẻ ăn quá nhiều lâu ngày sẽ hình thành tâm lý biếng ăn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến bị táo bón. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, chưa có khả năng tiếp nhận một lượng lớn thức ăn thức ăn và chất dinh dưỡng cùng một lúc. Hệ tiêu hóa làm việc quá mức sẽ làm cho trẻ bị táo bón.

Thay vì ép con ăn quá nhiều trong một lần, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, để con dễ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng được thuận lợi hơn.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Trẻ bị táo bón lâu ngày, đầu tiên cha mẹ cần xác định xem nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là gì. Từ đó đưa ra hướng khắc phục đúng đắn.

  • Nếu trẻ đang bú mẹ hoàn toàn, thì hãy điều chỉnh ngay chế độ ăn của người mẹ (Bổ sung thêm nhiều rau xanh hoa quả giàu chất xơ).
  • Chọn sữa có thành phần phù hợp với trẻ
  • Pha và bảo quản sữa theo đúng hướng dẫn
  • Cải thiện thực đơn ăn dặm cho trẻ
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
  • Giúp trẻ vận động nhiều hơn

Trên đây là những sai lầm cha mẹ khiến con bị táo bón, nếu cha mẹ nào đang mắc một trong những sai lầm trên thì hãy nhanh chóng cải thiện nhé. Để giúp con có hệ tiêu hóa ổn định, giúp hấp thu tốt dinh dưỡng, tạo tiền đề cho con phát triển khỏe mạnh và vững chắc về sau. 

Đọc thêm

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón

Hàng ngày trẻ nên ăn gì để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Bài trước Bài sau