Những điều cha mẹ cần biết về hội chứng colic ở trẻ sơ sinh
Vào một ngày không báo trước, bạn thấy con có những cơn khóc kéo dài hàng giờ mà không biết nguyên do tại sao mặc dù đã thử hết mọi cách nhưng bé vẫn không nín được. Những ngày sau đó cơn khóc đó xảy ra liên tục vào một khung giờ cố định thì khả năng cao là con bạn đã bị hội chứng colic. Vậy hội chứng này là gì? Tại sao lại xảy ra hội chứng này và cách xử lý ra sao?
Hội chứng colic là gì?
Trên thực tế, trẻ sơ sinh bé nào cũng khóc, khóc là phương thức để trẻ truyền đạt rằng mình đang đói, khó chịu, muốn tè…Tuy nhiên, với trẻ bị hội chứng colic, các cơn khóc xuất hiện đột ngột mà không có lý do.
Cứ khoảng 5 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ gặp hội chứng colic. Hội chứng colic không phải là một bệnh lý. Nó là những cơn khóc dữ dội và dai dẳng thường kéo dài hơn 3 tiếng/ngày, 3 lần/tuần và hơn 3 tuần. Các cơn khóc thường xuất hiện vào buổi tối, thường không có cách nào để giải quyết ngoài việc chờ đợi.
Thời điểm trẻ thường có hội chứng colic
Trẻ sẽ xuất hiện hội chứng colic ở tuần thứ 2 - 3, đỉnh điểm là ở tuần thứ 6 và sau đó giảm dần ở tuần thứ 10 - 12. Đến lúc 3 tháng tuổi, những trẻ có hội chứng colic đều gần như khỏi hoàn toàn. Do đó cha mẹ không cần quá lo lắng, mà hãy tìm hiểu thêm những kiến thức về hội chứng này để có thể hiểu rõ và cải thiện cho con.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng colic ở trẻ sơ sinh
- Các cơn khóc xảy ra vào cùng một khung thời gian (thường là buổi chiều tối hoặc buổi tối)
- Cơn khó không có lý do (Con đã ăn no, thay tã sạch sẽ, không ốm hay buồn ngủ)
- Trẻ có thể giờ cao 2 chân, nắm chặt bàn tay và cử động tay nhiều
- Trẻ có thể xì hơi hoặc nôn trớ do nhu động ruột hoạt động nhiều
- Mặt trẻ đỏ bừng, da xung quanh miệng nhợt nhạt.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh có hội chứng colic
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân trẻ xuất hiện hội chứng colic là gì. Nó có thể là hệ quả của nhiều yếu tố hợp thành. Có một số được coi là nguyên nhân, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định và giải thích được.
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ
- Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn (dị ứng sữa hoặc thành phần sữa, thức ăn mà mẹ ăn khi trẻ bú mẹ)
- Mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ
- Cho trẻ bú quá nhiều, bé ợ không thường xuyên
- Dấu hiệu sớm của bệnh đau nửa đầu ở trẻ em
- Mẹ hút thuốc lá trước hoặc sau thai kỳ cũng có thể dẫn đến hội chứng colic
Hậu quả của hội chứng colic
Hội chứng colic không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cha mẹ và gia đình:
- Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh của mẹ
- Trẻ khóc đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của cha mẹ hay ông bà
- Cảm giác bất lực, kiệt sức và giận dữ
Xác định hội chứng colic như thế nào?
Để xác định hội chứng colic ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải cho trẻ đi đến cơ sở uy tín để khám, bởi đôi khi bé bị bệnh ở bên trong cơ thể mà cha mẹ không phát hiện được. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám:
- Đo chiều cao, cân nặng và vòng đầu cho trẻ
- Khám các chi, ngón tay, ngón chân, tai, mắt và cơ quan sinh dục
- Nghe tim, phổi và bụng
- Đánh giá về phản ứng của trẻ về cảm giác và cử động
- Tìm các dấu hiệu của phát ban, dị ứng, viêm, nhiễm trùng…
Khắc phục hội chứng colic ở trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên, hội chứng colic ở trẻ sơ sinh không do bất kỳ nguyên nhân nào, chính vì thế cũng không có cách khắc phục cụ thể. Điều cần làm đó là cha mẹ hãy dỗ trẻ nhiều nhất có thể theo nhiều cách và đảm bảo có người giúp đỡ mẹ trong quá trình này
Vậy là vichatchobe vừa chia sẻ thông tin về hội chứng colic ở trẻ sơ sinh. Đây không phải là bệnh lý và cung sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hầu hết hội chứng này sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng thời gian 3 tháng đầu. Do đó cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ gặp phải tình trạng này.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
- 4 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân và giải pháp
Viết bình luận