HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Những điều mẹ cần biết khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Ăn dặm là bước đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ. Nhiều phụ huynh lần đầu làm cha mẹ nên còn bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm cho con ăn dặm. Đừng lo lắng, dưới đây vichatchobe sẽ tổng hợp những điều cần lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm để cha mẹ có thể hiểu hơn và chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, cha mẹ nên cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối ổn định, có thể hấp thu và tiêu hóa những thực phẩm đặc, phức tạp hơn sữa mẹ

Hơn nữa khi 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Vì thế ăn dặm là điều cần thiết để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng này. Thêm đó, qua 6 tháng lượng sắt dự trữ trơn cơ thể trẻ đã hết, mà sữa mẹ lại không cung cấp đủ nhu cầu sắt cho bé. Ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp sắt tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

Theo lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, khi cho trẻ ăn dặm cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Cho trẻ ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ: Làm như vậy để bé quen dần với những thức ăn mới. Nên cho bé ăn “ngọt - mặn” khi mới bắt đầu ăn dặm, vì bột ngọt sẽ có vị tương tự như sữa mẹ. Sau đó dần dần chuyển sang bột mặn có nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. 

Nguyên tắc “ít - nhiều”: Để cho hệ tiêu hóa được thích nghi dần với thành phần thức ăn mới, cha mẹ nên cho trẻ ăn ít một và tăng dần cho đến khi được 10 gram bột, thịt 10 gram sau khi say, rau xanh tăng dần đạt 10 gram, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa. Như vậy vừa đảm bảo được hệ tiêu hóa và cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Nguyên tắc “loãng - đặc”: Đây cũng là nguyên tắc giúp hệ tiêu hóa thích nghi dần với lượng thức ăn mới. Cha mẹ chế biến thức ăn loãng trước sau đó mới nấu dần đặc hơn.

Nguyên tắc “đủ chất”: Bột ăn dặm của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất đó là: Tinh bột - Chất đạm - Chất béo - Vitamin và khoáng chất.

Nguyên tắc “Không ép”: Khi trẻ không muốn ăn tiếp, cha mẹ không nên ép trẻ ăn, mà hãy từ từ để con thích nghi với việc ăn dặm.

Đa phần trẻ sẽ mất khoảng 6-10 lần để có thể làm quen với việc ăn dặm. Vì vậy nếu một vài lần đầu chưa thành công mẹ đừng lo lắng hay nản lòng mà hãy tiếp tục kiên trì nhé.

Thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn dặm vấn cần được bú sữa mẹ, ít nhất ngày 3-4 lần và 2 bữa bột cháo. Sau đó mới tăng dần ngày 3-4 bữa bột khi bé 1 tuổi. Cha mẹ lưu ý rằng cháo bột của trẻ cũng cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

Nhóm chất tinh bột đường

Nhóm thực phẩm này cung cấp năng lượng cho trẻ hàng ngày. mẹ có thể xay hoặc nghiền cháo, khoa cho bé ăn, ngoài ra có thể nấu bột yến mạch để làm đa dạng thực đơn cho bé. Cha mẹ nên dùng gạo nếp, không nên trộn lẫn với gạo tẻ vì sẽ bị đặc khiến bé khó nuốt. Đối với trẻ 1 tuổi mẹ có thể thêm thự đơn như mì, phở, bánh đa… để trẻ hào hứng với bữa ăn hơn.

Nhóm chất đạm

Nhóm này còn được gọi là Protein cung cấp năng lượng, acid amin và nhiều chất khác trong cơ thể. Các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt (thịt lợn, thịt gà, thịt bò), các loại hải sản (tôm, cua, cá), lòng đỏ trứng gà, một số đạm thực vật (các loại đậu, cải bó xôi, cải xoăn, nấm…). Tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì đạm tiêu hóa lâu, ăn nhiều sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ cũng nên kết hợp thay đổi giữa đạm động vật và đạm động vật để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.

Nhóm chất béo

Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng,nó còn là thành phần quan trọng của màng tế bào và mô não. Chất báo cũng giúp các loại vitamin như: A, E, D,K… hòa tan để hấp thu vào cơ thể. Trẻ cần được bổ sung cả mỡ động vật và thực vật, tỉ lệ 1:1 là tốt nhất. 

Nhóm rau củ và trái cây

Nhóm này cung cấp vitamin, chất xơ và một số khoáng chất cho trẻ giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ có thể nghiền nhỏ rau củ quậy với bột cho trẻ. Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho trẻ làm quen với hoa quả bằng cách xay hoặc uống nước ép. Khi trẻ lớn có thể dần dần chuyển sang ăn thô. 

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm

- Nên thêm một chút dầu ăn/mỡ khi nấu để đảm bảo chất béo cho trẻ, hơn nữa nó còn giúp hòa tan các loại vitamin.

- Trẻ dưới một tuổi không nên thêm gia vị, nước mắm vào món ăn

- Nguyên liệu cần đảm bảo tươi, sạch và an toàn.

- Nếu thực đơn ăn dặm có tôm, cá cần loại sạch hết xương cũng như vỏ tôm để tránh những thứ này có thể làm bé bị thương.

- Khi trẻ ăn có dấu hiệu ngả người ra phía sau, quay mặt khỏ đồ ăn hay không chịu mở miệng thì khi đó là trẻ đã đủ no, mẹ không nên ép bé ăn tiếp.

- Nếu bé không hào hứng với món ăn có thể là bé không hợp khẩu vị mẹ hãy chuyển sang món khác và làm đa dạng thực đơn để bé đỡ nhàm chán.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn dặm không đúng cách có thể dẫn đến thiếu vi chất, còi xương, suy dinh dưỡng. Vậy nên cha mẹ hãy lưu ý cho con ăn dặm khoa học đúng cách để con có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

 

Bài trước Bài sau