HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Những sai lầm khi bổ sung kẽm cho trẻ mẹ cần biết

Kẽm là vi chất có vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, kẽm chỉ thực sự phát huy công dụng với trẻ khi bổ sung đúng cách. Mẹ hãy xem thông tin dưới đây để tránh mắc sai lầm trong việc bổ sung kẽm cho trẻ nhé!

3 sai lầm phổ biến khi bổ sung kẽm cho trẻ

Thứ nhất: Không cần thiết phải bổ sung kẽm cho trẻ

Đây là quan niệm khá phổ biến và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc cơ thể trẻ bị thiếu hụt kẽm. Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia gần nhất, gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đó cũng là lí do khiến trẻ em Việt Nam có tỉ lệ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi cao.

Nhiều phụ huynh cho rằng lượng kẽm cần thiết sẽ được bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những trẻ có thực đơn ăn uống đa dạng và đủ chất. Do vậy, những trẻ có chế độ ăn thất thường và nghèo dinh dưỡng thì thực phẩm sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Hơn nữa, khả năng hấp thu kẽm của mỗi trẻ cũng khác nhau. Cùng một chế độ ăn uống nhưng có trẻ sẽ hấp thu nhiều, có trẻ trẻ sẽ hấp thu ít lượng kẽm từ thực phẩm. Cho nên, bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều trẻ sẽ bổ sung kẽm từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thứ hai: Bổ sung sai kẽm cho trẻ sai liều lượng cho phép

Sai lầm này thường mắc phải ở những trẻ được bổ sung kẽm từ các loại dược phẩm. Nhu cầu bổ sung kẽm ở mỗi trẻ sẽ có sự chênh lệch dựa vào độ tuổi, giới tính. Mặc dù, hàm lượng kẽm bổ sung phù hợp thường được khuyến cáo và ghi rõ trên bao bì của các sản phẩm, tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn bỏ qua và bổ sung sai cách. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa kẽm ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ từng giai đoạn có hàm lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 3 mg/ ngày.
  • Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 5 mg/ ngày.
  • Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 8 mg/ ngày.

Ngoài ra, với những trẻ đang trong tình trạng thiếu hụt vi chất kẽm thì nhu cầu bổ sung có thể thay đổi dựa vào các chỉ số xét nghiệm và chỉ định liều dùng của bác sĩ.

Thứ 3: Bổ sung kẽm cho trẻ cùng lúc với sắt, đồng và canxi

Sắt, đồng và canxi là những khoáng chất không nên bổ sung đồng thời với kẽm. Bởi nếu không, những chất này sẽ tác động gây ảnh hưởng đến công dụng của từng loại, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe trẻ.

Cụ thể là canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể trẻ bằng cách tăng sự bài tiết. Hay khi trẻ được bổ sung quá 25 mg sắt/ ngày thì tỷ lệ kẽm được hấp thu vào cơ thể sẽ có xu hướng giảm. Cho nên, các chuyên gia thường khuyến cáo sắt, kẽm nên được bổ sung cách nhau một khoảng thời gian ít nhất 2 tiếng và kẽm nên được sử dụng trước sắt.

Tương tự, nếu kẽm bổ sung cùng đồng thì sẽ gây cản trở khả năng hấp thu đồng của cơ thể. Hơn nữa, bổ sung kẽm liều cao trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ bị thiếu hụt đồng - Tác nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

Để bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ, theo khuyến nghị của các chuyên gia, kẽm chỉ nên kết hợp với một số loại vitamin như A, C, B6 hoặc photpho. Bởi đây là các khoáng chất có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường khả năng hấp thu. Bên cạnh đó, sự kết hợp này còn giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng, chống gốc tự do và điều hoà các phản ứng trong cơ thể.

Đối với trẻ, thiếu kẽm hay thừa kẽm đều không tốt. Thiếu kẽm sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch khiến trẻ hay ốm vặt, kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Còn nếu thừa kẽm trẻ có thể gặp những tác dụng phụ như: nôn mửa, tức ngực, khó thở, ớn lạnh, sốt, loét miệng, mệt mỏi,… Cho nên, việc bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển.

Một số gợi ý bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ

Bổ sung đúng liều lượng cho trẻ

Căn cứ vào hàm lượng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia dinh dưỡng hay tình trạng của cơ thể, mẹ nên bổ sung cho trẻ liều dùng phù hợp với mục đích dự phòng hay cải thiện thiếu chất kẽm. Tốt nhất là nên bổ sung theo sự chỉ định, hướng dẫn của người có chuyên môn.

Bổ sung kẽm cho trẻ đa dạng từ thực phẩm

Kẽm không dự trữ trong cơ thể, cho nên mẹ cần bổ sung cho trẻ mỗi ngày thông qua các bữa ăn. Mẹ nên ưu tiên thực phẩm như: thịt bò, gan lợn, lươn, sò, hàu, các hạt có dầu, lòng đỏ trứng, đậu xanh nảy mầm,...Khi thiết kế bữa ăn của trẻ không đủ nhu cầu kẽm mỗi ngày mẹ nên tham khảo bổ sung thêm từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

 

Bổ sung kẽm đúng thời điểm

Nếu bổ sung kẽm cho trẻ từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mẹ không nên cho uống khi đang đói bụng, tốt nhất là sau ăn theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Nên dùng kẽm cách xa canxi, đồng, sắt. Nếu quên cho trẻ uống theo liều hàng ngày thì quay lại lịch dùng bổ sung như thường lệ, không uống gấp đôi liều đã được khuyến cáo.

Bổ sung kẽm sai cách cho trẻ có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Cho nên, khi cần bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn và tránh mắc những sai lầm trên nhé!

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

Hệ miễn dịch khỏe - Chìa khóa vàng bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Một số sai lầm của cha mẹ khiến con bị táo bón

 

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.