Phân biệt Adenovirus và cảm cúm thông thường
Theo thống kê, đến ngày 12/9, số ca mắc Adenovirus tại bệnh viện Nhi Trung Ương 412 ca, tăng 44,1% so với năm ngoái, trong đó 6 trường hợp tử vong. Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh này khá giống với cảm cúm thông thường nên các bậc phụ huynh rất dễ bị nhầm lẫn.
Bệnh Adenovirus là gì?
Adenovirus là bệnh liên quan đến đường hô hấp, đây là bệnh virus cấp tính và có nhiều triệu chứng lâm sàng. Những người có khả năng cao mắc Adenovirus đó là trẻ em, người cao tuổi có sức đề kháng kém, người suy giảm hệ miễn dịch.
Adenovirus thuộc họ Adenoviridae, các nhà nghiên cứu khoa học đã phân loại thành 47 type huyết thanh ở người, trong đó:
- Type 1 - 5, 7, 14 và 21 gây bệnh viêm họng hạch, đồng thời gây bệnh viêm kết mạc.
- Type 40 và 41 thường gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
- Type 5, 8, 19 thường gây ra các bệnh lý diễn biến nặng hơn.
Phân biệt Adenovirus với bệnh cảm cúm thông thường
Do triệu chứng của hai loại bệnh này khá giống nhau ở giai đoạn khởi phát, do đó nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa hai bệnh này.
Cảm cúm thông thường
Một số triệu chứng của cảm cúm đó là:
- Ho
- Chảy nước mũi
- Khó thở
- Thở rít
- Thở khò khè
- Thở nhanh
Bệnh Adenovirus
Khác với bệnh cảm cúm và hô hấp thông thường, Adenovirus không chỉ gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Một số biểu hiện khi mắc Adenovirus là:
Các bệnh về được hô hấp
- Viêm phổi: Sốt cao, ho, sổ mũi, các dấu hiệu tổn thương phổi xuất hiện và lan rộng
- Viêm đường hô hấp cấp: Đau họng, sưng họng, sốt cao, ho, hạch cổ bạch huyết sưng đau. Bệnh ở mức cấp tính thường kéo dài 3-4 ngày, nặng hơn có thể dẫn đến viêm phổi.
- Viêm họng cấp: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với một số biểu hiện như ho, sốt, sổ mũi. Viêm họng cấp do Adenovirus thường kéo dài 7- 14 ngày, có thể lây lan thành dịch.
- Viêm họng kết mạc: Bao gồm các triệu chứng như viêm họng cấp, kèm theo đó người bệnh còn có dấu hiệu đỏ mắt, chảy dịch trong thường không đau.
Bệnh viêm dạ dày, viêm ruột
Viêm dạ dày, viêm ruột do Adenovirus thường xảy ra với trẻ nhỏ. Người bệnh có biểu hiện tiêu chảy kéo dài khoảng 7 ngày, buồn nôn, sốt, đau đầu.
Bệnh viêm kết mạc mắt
Hay còn gọi là đau mắt đỏ, thường bùng dịch vào mùa hè, biểu hiện là kết mạc mắt đỏ một hoặc hai bên, chảy dịch trong.
Viêm bàng quang
Adenovirus là nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ em. Virus có thể được tìm thấy trong nước tiểu, niệu đạo và tử cung của người bệnh.
Viêm gan
Theo báo cáo giới chức y tế Anh và Mỹ, các nhà khoa học nghi ngờ Adenovirus là nguyên nhân gây viêm gan bí ẩn ở trẻ. Gần đây, phần lớn trẻ viêm gan đều liên quan đến Adenovirus trong đó có trường hợp tử vong.
Phát hiện mắc Adenovirus bằng cách nào?
Nếu chỉ qua biểu hiện thông thường rất khó để khẳng định bệnh nhân mắc Adenovirus. Có thể chẩn đoán Adenovirus qua 2 cách sau:
- Test nhanh bằng mẫu bệnh phẩm phân
- Test Realtime PCR mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu
Phòng ngừa bệnh do Adenovirus gây ra
Adenovirus hiện tại chưa có thuốc điều trị, do đó mọi người cần hết sức lưu ý để phòng tránh cho con và gia đình:
Sử dụng khăn mặt riêng, tránh dùng chung, sau khi dùng nên giặt sạch sẽ và phơi ở nơi khô thoáng.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để vệ sinh họng.
- Đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Khi nhà có người mắc Adenovirus không nên dùng chung đồ đạc với người bệnh, nên sát khuẩn nhà cửa mỗi ngày.
- Các phòng khám thường là nơi dễ lây Adenovirus, đặc biệt là phòng khám mắt. Do vậy khi đi khám cần chú ý sát khuẩn, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng đề kháng.
Adenovirus có thể lây lan bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp và cũng rất dễ bùng phát thành dịch do đó chúng ta cần hết sức cẩn thận phòng ngừa. khi phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm Adenovirus cần đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
- Bệnh cúm A ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị
- Sốt xuất huyết ở trẻ em: Dấu hiệu cách điều trị và phòng tránh
Viết bình luận