Trẻ bị ho nhiều: Khi nào mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho nhiều, điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Làm sao để mẹ nhận biết thời điểm cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nguyên nhân trẻ bị ho nhiều là gì?
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Nguyên nhân trẻ bị ho nhiều có thể do:
Cảm lạnh
Hầu hết các cơn ho là một phần của cảm lạnh hay còn gọi là viêm phế quản do virus. Phế quản là phần dưới của đường hô hấp đi đến phổi. Viêm phế quản ở trẻ em luôn do virus gây ra, bao gồm virus cảm lạnh, cúm và viêm thanh quản. Vi khuẩn không gây viêm phế quản ở trẻ em khỏe mạnh.
Dị ứng
Các triệu chứng của dị ứng theo mùa bao gồm ngứa, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, hắt hơi và đôi khi đau họng. Dị ứng thường không gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc sốt.
Ho do dị ứng có thể theo mùa và thường không sốt hoặc đau nhức cơ thể và không lây nhiễm. Nó chỉ có thể xảy ra khi xung quanh có các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa hoặc thời tiết thay đổi.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi một loại virus lây nhiễm vào tiểu phế quản. Nhiễm trùng làm cho các tiểu phế quản sưng lên và bị viêm, tăng chất nhầy trong lòng phế quản, khiến không khí khó lưu thông vào và ra khỏi phổ. Viêm tiểu phế quản chủ yếu xảy ra ở trẻ em từ 2 tuổi trở xuống và gây ra tình trạng thở khò khè hoặc khó thở.
Hen suyễn
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em, tỷ lệ trẻ mắc căn bệnh này là 10% cao gấp đôi ở người lớn là 4,3%. Các cơn hen suyễn có thể đến rồi đi và có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố như các bệnh về đường hô hấp, không khí lạnh, tiếp xúc với khói thuốc…
Khi trẻ bị ho nhiều kèm theo tiếng thở khò khè, âm thanh khi ho giống như tiếng huýt sáo thường nghe thấy khi thở ra thì có thể trẻ bị hen suyễn và cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Dị vật trong đường thở
Trẻ em thường rất hiếu động và tò mò với thế giới xung quanh. Có nhiều trẻ có thói quen cho đồ vật vào miệng hoặc mũi khiến chúng lọt vào đường thở không lấy ra được. Khi trẻ bị ho do có dị vật trong đường thở thì cần được xử lý ngay lập tức, vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng trào ngược cũng có thể gây ra những cơn ho kéo dài ở trẻ em. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Đây là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi nào mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ?
Nếu trẻ bị ho nhiều kéo dài hơn 2-3 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện hoặc ho liên tục và dữ dội gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Trường hợp trẻ ho kèm theo những dấu hiệu sau, mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám ngay:
Trẻ có dấu hiệu thở khò khè, thở nhanh, thở gấp hoặc không thở được.
Da trẻ chuyển sang xanh hoặc tái nhợt, đặc biệt quanh môi và ngón tay.
Tiếng thở bất thường như khò khè hoặc rít khi hít vào.
Trẻ có biểu hiện đau hoặc khó chịu ở ngực.
Ho kèm theo nôn mửa liên tục.
Sốt trên 38°C kèm theo ho, đặc biệt nếu kéo dài hơn 3 ngày.
Trẻ không uống nước, có biểu hiện môi khô hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.
Trẻ có dấu hiệu uể oải, không muốn chơi hoặc ăn uống.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bố mẹ có thể cho trẻ đi khám ngay để phòng tránh những nguy cơ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà
Khi trẻ bị ho, nếu các triệu chứng không làm phiền con bạn, chúng ta không cần dùng thuốc hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nào. Nhiều trẻ bị ho hoặc cảm lạnh vẫn vui vẻ, chơi đùa bình thường và ngủ ngon. Nếu mẹ lo lắng, hãy tham khảo các cách chăm sóc trẻ tại nhà sau:
Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nên cho trẻ uống nước ấm để giúp làm dịu cổ họng sau cơn ho.
Đối với trẻ em trên một tuổi, mật ong có thể là thuốc giảm ho tự nhiên hiệu quả. Pha một thìa mật ong vào nước ấm để làm dịu cổ họng và giảm ho cho bé.
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng của trẻ để tăng thêm độ ẩm cho không khí, giúp giảm ho và nghẹt mũi, đặc biệt nếu ho do không khí khô hoặc do cảm lạnh.
Kê cao đầu trẻ bằng gối khi ngủ để giúp giảm ho, đặc biệt là nếu cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Đảm bảo con bạn được nghỉ ngơi nhiều để hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cho phép cơ thể trẻ hồi phục.
Tăng cường hệ miễn dịch cho con bằng thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất như Imunol Syrup chứa các dưỡng chất thiết yếu như Echinacea Extract giúp giảm 56% nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, propolis giúp kháng khuẩn chống viêm.
Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ khi bị ho nhiều là một quyết định quan trọng mà mẹ không nên chủ quan. Việc theo dõi các triệu chứng đi kèm và lắng nghe cơ thể của trẻ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Nếu trẻ bị ho nhiều kéo dài hoặc xuất hiện cùng các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở hay nôn mửa, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Sự chăm sóc kịp thời sẽ giúp trẻ mau chóng phục hồi và tránh được các biến chứng không mong muốn.