HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị

Bệnh kiết lỵ ở trẻ là một trong những bệnh nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Khi bị bệnh trẻ sẽ rất mệt mỏi và khó chịu do phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Vậy nên cha mẹ cần trang bị những kiến thức đề phòng tránh và phát hiện những dấu hiệu sớm để có thể chữa trị nhanh nhất tránh những hậu quả không mong muốn.

Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ ở trẻ là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng đường ruột do một số ký sinh trùng và vi khuẩn gây nên. Trẻ khi bị bệnh sẽ đi đại tiện liên tục kèm máu và dịch nhầy trong phân. Đây là một trong những bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ

Trẻ bị kiết lỵ nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch và các lợi khuẩn đường ruột ở trẻ còn yếu. Do đó các vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào đó dẫn đến viêm, rối loạn tiêu hóa.

Có 2 chủng vi khuẩn gây nên bệnh kiết lỵ ở trẻ đó là:

- Khuẩn Amip: Đây là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến đường ruột như: Tiêu chảy, kiết lỵ...

- Trực khuẩn ngắn, bất động: Thường là các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như:  Paradystenteria, Shigella Amigua...

Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

Khi bị kiết lỵ trẻ sẽ có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đòi ngồi bô liên tục vì sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài.
  • Mỗi lần đi đại tiện bụng sẽ đau quặn
  • Đi phân ít, có dạng lỏng, kèm lẫn với dịch nhầy, máu tươi và có bọt hơi.
  • Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện. đi xong sẽ giảm đau bụng và giảm quấy khóc.

Bệnh kiết lỵ được chia thành 2 dạng đó là:

Kiết lỵ amip: Trẻ bị đau bụng quặn theo từng cơn, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Cơ thể có cảm giác bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời đó, trong phân sẽ có nhiều dịch nhầy như đờm kèm theo máu.

Kiết lỵ trực trùng: Trẻ có bị sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng như nước và cũng bị đau bụng. Ngoài ra, hậu môn sẽ bị đau rát, luôn muốn đi ngoài, phân có nhầy kèm máu và diễn ra nhiều lần trong ngày.

Nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip...

Điều trị bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một trong những bệnh có thể nói là nguy hiểm ở trẻ. Do đó cần được chẩn đoán và điều trị chính xác. Do đó cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp với từng trẻ. Không nên tự ý điều trị tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho con.

Phòng tránh bệnh kiết lỵ ở trẻ

Kiết lỵ là bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây nên. Một số biện pháp phòng tránh bệnh đó là:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi cho trẻ
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ
  • Đậy kín thức ăn tránh ruồi và các côn trùng tiếp xúc.
  • Cha mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nguồn lây bệnh cho con

Thực đơn chăm sóc trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ, sức đề kháng và hệ tiêu hóa đang rất yếu, vị thế chế độ ăn cần được chú trọng và bổ sung phù hợp:

  • Trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là tinh bột, chất xơ, chất đạm và vitamin có nhiều trong các loại ngũ cốc, thịt, trái cây và rau xanh.
  • Nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng để dễ tiêu hóa và tránh dạ dày hoạt động mạnh. Một số món ăn như cháo, các món súp, ngó sen, nước ổi, đậu xanh... sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.
  • Bổ sung nhiều rau quả tươi cho trẻ, có thể luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống. Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, quýt, bưởi.
  • Tránh cho bé ăn quá no khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần dẫn đến mất nước. Cha mẹ cần bổ sung nhiều nước, Oresol mỗi ngày. Có thể cho trẻ uống nước muối, nước gạo rang hoặc nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể giúp phục hồi nhanh hơn sau khi ốm.
  • Tăng cường cho trẻ uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động đường ruột.

Như vậy vichatchobe vừa cung cấp những kiến thức liên quan đến bệnh kiết lỵ ở trẻ. Cha mẹ cần nắm được kiến thức này để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.