HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Trẻ bị nấm lưỡi: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Trẻ bị nấm lưỡi không phải là bệnh quá xa lạ, đặc biệt là đối với trẻ dưới một tuổi. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng cũng khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng bởi khi bị bệnh trẻ thường quấy khóc, không muốn ăn. Vậy làm sao để biết trẻ bị nấm lưỡi và cách chữa trị như thế nào?

Nguyên nhân trẻ bị nấm lưỡi

Tình trạng nấm lưỡi ở trẻ xảy ra là do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Khi cơ thể khỏe mạnh thì loại nấm này sẽ chung sống hòa bình trong cơ thể. Nhưng nếu gặp các điều kiện thuận lợi như sức đề kháng kém, mỗi trường phát triển thuận lợi thì chúng sẽ sinh sôi và gây hại cho trẻ.

Một số trường hợp có thể làm tăng nguy cơ nấm lưỡi ở trẻ:

  • Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục: Trẻ có thể bị nhiễm nấm từ mẹ trong lúc sinh nở.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ yếu: Do hệ thống miễn dịch còn chưa được ổn định, nấm rất dễ phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
  • Trẻ sử dụng kháng sinh sai cách:  Việc sử dụng kháng sinh lâu ngày có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh trong miệng, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Ngoài ra một số trường hợp như: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, trẻ hay ngậm ti giả hay nướu bị nhiễm nấm cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nấm lưỡi.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị nấm lưỡi

Thông thường nấm lưỡi không gây đau cho trẻ mà chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến quá trình ăn của trẻ. Mẹ sẽ cảm thấy những biểu hiện bất thường từ con như bỏ bú, lười ăn, quấy khóc, hay cho tay vào miệng, lười vệ sinh răng miệng. Khi thấy con có biểu hiện này và mẹ quan sát thấy:

  • Lưỡi, miệng của trẻ xuất hiện các đốm trắng nhỏ, có thể xuất hiện ở trong cả vòm họng, hai bên má và môi.
  • Đốm trắng nhỏ khó làm sạch, khi làm sạch sẽ chuyển sang màu đỏ.

Khi thấy tình trạng trên thì khả năng cao là trẻ bị nấm lưỡi, cha mẹ nên đưa con đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Phương pháp điều trị nấm lưỡi ở trẻ

Tuy là bệnh không gây nguy hiểm với trẻ, nhưng cha mẹ không nên chủ quan mà tự ý dùng thuốc cho con, hãy cho con dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định từng loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh và lứa tuổi của trẻ, một số loại thuốc thường được sử dụng là:

- Ketoconazole: Đây là một loại thuốc kháng nấm, dùng cho trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi.

- Dung dịch Nystatin: Là dung dịch dùng để rơ lưỡi cho bé, Ngày dùng 4 lần và dùng tối thiểu 7 ngày.

- Itraconazole, Amphotericin B: Là hai loại thuốc kháng nấm mạnh hơn Ketoconazole, được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp nặng.

Chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng cần kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hơn. Khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi cha mẹ cần lưu ý:

Giữ vệ sinh sạch sẽ

  • Trước khi bôi thuốc cho trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ
  • Vệ sinh ngực của mẹ trước và sau khi cho con bú
  • Vệ sinh núm ti giả, nướu gặm, thìa bát sạch sẽ sau khi con dùng xong

Rơ miệng đúng cách

Nếu rơ miệng đúng cách sẽ giúp trẻ bớt khó chịu, đồng thời làm sạch nấm hiệu quả. Mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi rơ miệng cho trẻ:

  • Vì rơ miệng rất dễ gây buồn nôn cho trẻ vậy nên cha mẹ nên làm lúc đói ví dụ như sáng ngủ dậy, trước khi tắm.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ miệng cho con.
  • Nếu các đốm trắng xuất hiện ở nhiều vị trí thì mẹ có thể rơ miệng theo thứ tự sau: 2 bên má, vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.

Chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ bị nấm lưỡi, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn một số loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Do đường là thức ăn của nấm Candida, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi.
  • Hải sản: Tôm, cua, ghẹ… rất dễ gây dị ứng, vì thế có thể khiến tình trạng ngừa của trẻ tăng lên.
  • Thực phẩm cay nóng: Những đồ này sẽ khiến vết loét của trẻ nghiêm trọng hơn, thêm vào đó ăn đồ cay làm cơ thể nóng trong sẽ tăng cảm giác ngứa.

Một số thực phẩm cha mẹ nên bổ sung cho trẻ đó là:

  • Sữa chua: Cung cấp số lượng lớn lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, giúp tình trạng nấm nhanh được đẩy lùi.
  • Vitamin C: Giúp nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Một số thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, ổi…

Khi trẻ bị nấm lưỡi cha mẹ không nên quá lo lắng, trước tiên hãy cho bé đến phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Sau đó điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc trẻ theo chế độ mà vichatchobe vừa cung cấp. Nếu thầy bài viết có ích hãy thường xuyên truy cập vào website để tìm hiểu thêm những kiến thức có ích khác nhé.

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc

Cách phòng ho cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.