Trẻ bị nhiệt miệng làm thế nào để nhanh khỏi?
Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn. Tuy không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu cho người bị, nhất là nhiệt miệng còn hay tái đi tái lại. Trẻ bị nhiệt miệng thường ăn ít, lười ăn do chạm vào vết thương do đó cân nặng giảm sút khiến cha mẹ lo lắng.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu nhỏ có màu trắng, khi chuyển nặng sẽ thành màu vàng và vết loét có thể to hơn. Các vùng xung quanh vết thương thường bị đau, sưng, thậm chí nhiều trường hợp con bị đau lan ra cả chân răng.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nhiệt miệng:
- Trẻ vô tính cắn vào trong má khi đang ăn.
- Đánh răng mạnh quá khiến vùng má trong bị xước.
- Trẻ bị thiếu dưỡng chất, cụ thể là vitamin B12, axit folic, kẽm hoặc sắt.
- Ăn nhiều thực phẩm cay hoặc chua.
- Trẻ bị nhiễm Helicobacter pylori - vi khuẩn cùng loại với vi khuẩn gây loét dạ dày.
Nhiệt miệng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ
Trẻ bị nhiệt miệng trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi nói chuyện hay ăn uống, khi ăn thức ăn mặn, chua, cay sẽ bị đau và rát tại vết loét chính vì thế trẻ thường chán ăn, ăn ít dẫn đến tình trạng sụt cân ở trẻ.
Một số trường hợp nặng có thể gây tình trạng sốt ở trẻ hoặc nổi hạch ở cổ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm gì để nhanh khỏi?
Một số biện pháp giúp vết loét của trẻ mau lành mà cha mẹ có thể áp dụng là:
Nước muối
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, ngăn cho vết loét không bị loét rộng ra. Mẹ cho trẻ súc miệng nước muối ngày 3-4 lần để giúp vết loét mau lành. Có thể kết hợp với gel nhiệt miệng dành riêng cho trẻ em sử dụng trước khi ngủ trưa và ngủ tối. Đảm bảo trẻ sẽ đỡ sau 1-2 ngày.
Baking soda
Baking soda có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm, còn giúp trung hòa lượng axit được tạo ra từ các vết loét, cân bằng độ PH và làm giảm cơn đau. Từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu ở trẻ. Mẹ pha loãng baking soda và nước với tỷ lệ 1:1, sau đó thoa hỗn hợp lên vết loét, đợi khô rồi súc miệng lại với nước sạch, thực hiện ngày 3 lần.
Bột sắn dây
Trẻ bị nhiệt miệng có thể cho uống bột sắn dây. Nó nổi tiếng là thực phẩm có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể. Mẹ cho bé uống 1-2 cốc bột sắn dây mỗi ngày, thực hiện liên tiếp 3 ngày các nốt nhiệt sẽ thuyên giảm.
Bột nghệ
Nghệ có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng, do đó nó có tác dụng chữa nhiệt miệng một cách nhanh chóng. Mẹ trộn bột nghệ với nước thành hỗn hợp sền sệt, dùng hỗn hợp này bôi lên vết thương ngày 2 lần sáng và tối.
Mật ong
Với đặc tính kháng khuẩn, mật ong giúp hỗ trợ làm lành các vết thương một cách nhanh chóng, đồng thời hạn chế vết loét trở nên nặng hơn. Mẹ thoa một chút mật ong vào nốt nhiệt của trẻ, để trong vài giờ và thoa lại nhiều lần trong ngày.
Một số lưu ý khi trẻ bị nhiệt miệng
- Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng
- Không nên cho trẻ ăn thức ăn có tính axit như: Cam, bưởi,
- Thức ăn cho trẻ nên được chế biến mềm dễ nhai dễ nuốt
- Bổ sung vitamin cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng của trẻ bằng cách đánh răng (lưu ý nên lựa chọn bàn chải có lông mềm) và súc nước muối hàng ngày.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp mẹ giải quyết được tình trạng trẻ bị nhiệt miệng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi. Nếu thấy bài viết này có ích hãy thường xuyên truy cập vào website vichatchobe.vn để tìm hiểu những kiến thức nuôi con bổ ích khác mẹ nhé.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
Viết bình luận