HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

Trẻ bị nóng trong nên ăn gì?

Trẻ bị nóng trong người thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu và hay cáu gắt. Nên cho trẻ bị nóng trong ăn gì và uống gì để cải thiện tình trạng này? Mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị nóng trong người

Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng nóng trong ở trẻ thường xuất phát do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cụ thể là một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC) có thể gây nóng và đổ mồ hôi quá mức như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung kẽm….Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nóng trong người còn có thể là do:

  • Ăn nhiều đồ có gia vị cay và dầu mỡ.
  • Uống không đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Chế độ ăn hàng ngày ít chất xơ.
  • Lười vận động cơ thể.

 

Biểu hiện của trẻ bị nóng trong

  • Da dẻ sần sùi, hơi khô.
  • Hơi thở thấy nóng hoặc có mùi hôi.
  • Môi đỏ căng mọng, hơi khô.
  • Trong người hay cảm thấy bứt rứt, khó chịu.
  • Dễ bị rôm sảy.
  • Hay bị táo bón.
  • Số lượng nước tiểu ít hoặc nước tiểu vàng (dấu hiệu này trừ nguyên nhân do thức ăn).

 

Trẻ bị nóng trong người nên ăn gì và uống gì?

Trái cây giàu vitamin C rất tốt cho trẻ bị nóng trong

Trái cây nhà cam, bưởi, quýt… đều là những loại trái cây giàu vitamin C. Mẹ có thể cho bé ăn như món tráng miệng hay biến tấu hay kết hợp các loại trái cây này với nhau để tạo thành những món nước ép giải nhiệt mùa hè. Trong những ngày nắng nóng, vitamin C có trong cam, bưởi, quýt… còn hỗ trợ tăng cường đề kháng rất tốt cho bé.

Quả táo

Táo là trái cây cung cấp lượng lớn chất xơ giúp trẻ cải thiện tình trạng nóng trong người hiệu quả. Đặc biệt, táo còn chứa nhiều vitamin C, kali, một số vitamin B… và nổi bật là Pectin - Một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột của và giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, cấp nước cho cơ thể.

Bột sắn dây

Bột sắn dây là bài thuốc Đông Y có tác dụng chữa các chứng cảm nắng, cảm nóng, sốt cao. Theo đó, trong 100g bột sắn dây có chứa đến 14g nước; 18mg canxi; 0,7g protit; 1,5mg sắt; 84,3g gluxit; 0,8g xenlucoza; 20mg photpho… Mẹ có thể dùng bột sắn dây để chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè sắn dây bạch quả, chè bắp bột sắn dây, chè bột sắn dây đỗ xanh cho trẻ dễ thích ăn nhé.

Nước dừa nên bổ sung thường xuyên cho trẻ bị nóng trong

Nước dừa là thức uống lý tưởng không thể bỏ qua cho trẻ bị nóng trong. Không cần phải chế biến, mẹ chỉ cần cho trẻ uống nước dừa nguyên chất là có thể giúp bé thanh nhiệt cơ thể. Nước dừa có nhiều khoáng chất như kali, calci, và acid lauric giúp khởi động quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Rau má

Rau má có vị đắng, tính hàn và có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu… Mẹ có thể chế biến rau má thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau như nước rau má nguyên chất, canh rau má thịt bằm, nước đậu xanh rau má cho bé.

Rau ngót

Rau ngót có lượng đạm cao, vitamin C, B1, B2… Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… phù hợp để nấu canh giải nhiệt cho trẻ bị nóng trong vào mùa hè.

Trẻ bị nóng trong người thì cần tránh ăn những thực phẩm nào?

Bên cạnh những thực phẩm trên mẹ cũng cần cho bé tạm thời tránh xa một số loại thực phẩm có tính nóng cao như:

  • Đồ ăn cay nóng.
  • Đồ ăn có quá nhiều ớt, gừng, hạt tiêu.
  • Món ăn giàu chất đạm.
  • Bánh ngọt, đồ uống có ga,...

Trẻ bị nóng trong người mặc dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Vì thế, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên thì mẹ nên sắp xếp lại thực đơn ăn uống khoa học, mát mẻ cho bé nhé!

Đọc thêm:

Có nên bổ sung Omega 3 cho trẻ từ thực phẩm chức năng?

Mách mẹ: Bí quyết giúp trẻ sơ sinh phát triển trí não

Bài trước Bài sau