HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

Trẻ bị suy dinh dưỡng nên có chế độ ăn uống như thế nào?

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Để khắc phục tình trạng này cho trẻ mẹ đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, tuy nhiên có một vài nguyên nhân phổ biến đó là:

Do chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân quan trọng nhất và thường gặp nhất là do các mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con. Nuôi trẻ không đúng phương pháp, trẻ biếng ăn, cho trẻ ăn uống, bổ sung không đúng cả về số lượng, chất lượng và mất cân đối các loại thực phẩm là có thể dẫn đến việc trẻ suy dinh dưỡng.

Do trẻ ốm đau kéo dài

Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ...với trạng thái cơ thể mệt mỏi kéo dài, ăn uống suy giảm cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Do thể tạng dị tật

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bị các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh,... nên khi sinh ra cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng.

Do điều kiện kinh tế - xã hội

Suy dinh dưỡng cũng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa và dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Việt Nam là nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần so trẻ em từ các hộ gia đình khá giả hơn. Vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực có tỉ lệ cao nhất. Trong số các nhóm dân tộc thiểu số này, người Mông có tỷ lệ cao nhất (65%).

Dấu hiệu và ảnh hưởng của trẻ bị suy dinh dưỡng

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên theo biểu đồ phát triển. Nếu 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 độ dưới đây:

  • Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi.
  • Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi.
  • Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ

  • Không tăng cân hoặc giảm cân.
  • Teo mỡ ở cánh tay, sờ phần thịt thấy nhẽo.
  • Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
  • Da xanh tái, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
  • Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay, thể nặng rất hiếm gặp.

Ảnh hưởng của trẻ bị suy dinh dưỡng

  • Trẻ suy dinh dưỡng thường có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như: viêm phổi, sởi, tiêu chảy… cao hơn các bé bình thường trong cùng độ tuổi.
  • Có chiều cao hạn chế so với chiều cao chuẩn vì thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ cơ xương.
  • Bị cản trở về sự phát triển trí não, nhận thức, kém phát triển tầm vóc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động trong tương lai.
  • Thờ ơ, quấy khóc, không hứng thú với các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống xung quanh. Điều này sẽ hạn chế sự tương tác và giảm khả năng học hỏi của trẻ.
  • Khi trưởng thành, trẻ thường có tầm vóc thấp bé, sẽ ảnh đến khả năng lao động và có xu hướng mắc các bệnh về chuyển hóa, béo phì, tim mạch…

Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Để trẻ bị suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng chung như sau:

  • Ưu tiên bổ sung các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu các loại…. Đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như thịt bò, thịt gà, hàu…, vì thiếu sắt, kẽm là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
  • Tích cực cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng. Đồng thời phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm… để phát triển tốt nhất.
  • Bữa ăn của trẻ cần được tăng cường thêm 2 – 3 bữa phụ/ngày bên cạnh 3 bữa chính. Trong đó, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm trong các bữa chính: nhóm bột đường (cơm,bún, phở, mì, nui…), nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu…), nhóm chất béo (dầu, mỡ), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây).
  • Mẹ cần tăng cường năng năng lượng đáp ứng nhu cầu của trẻ: Để biết được nhu cầu trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân, mẹ cần tính được nhu cầu năng lượng của bé theo công thức: 1000 Kcal + 100 x Số tuổi. Đặc biệt, trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần tăng năng lượng hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng bằng cách tăng cường số lượng món ăn trong cùng một bữa ăn, tăng số lần ăn trong ngày nếu bé không thể ăn nhiều trong một lần.

Song song với những nguyên tắc dinh dưỡng chung, mẹ cần có phương pháp kích thích sự thèm ăn của trẻ. Mẹ nên khéo léo để trẻ hợp tác với bữa ăn mà không có cảm giác sợ sệt. Chẳng hạn như cần chia thời gian các bữa ăn hợp lý, không nên cho trẻ ăn vặt vì sẽ khiến trẻ không có cảm giác đói khi đến bữa ăn chính. Đồng thời, trong bữa ăn, mẹ nên duy trì không khí thoải mái, để bé tự quyết định lượng thức ăn, không ép buộc và không để bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.

Mẹ cần tìm hiểu bổ sung các vi chất thiếu hụt trong cơ thể trẻ như: vitamin D, vitamin tổng hợp, canxi, sắt, kẽm từ thực phẩm chức năng.

Bấm link: https://vichatchobe.vn/collections/all để tìm hiểu về bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ từ sơ sinh. 

Thông tin liên hệ

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Hotline: 1900 299256

Đọc thêm:

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất

Mách mẹ cách giúp trẻ tăng đề kháng, phòng bệnh mùa nắng nóng

 

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.