HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Trẻ bị suy nhược cơ thể phải làm sao?

Trẻ bị suy nhược cơ thể là tình trạng ốm yếu, suy dinh dưỡng khiến cho các hoạt động thường ngày bị hạn chế, sức đề kháng suy giảm đáng kể. Mẹ đọc thông tin dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

Suy nhược cơ thể ở trẻ em là gì?

Suy nhược cơ thể ở trẻ em là một thuật ngữ dùng để thể hiện trạng thái suy dinh dưỡng, ốm yếu gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Tình trạng suy nhược ban đầu chỉ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, da mặt nhợt nhạt, xanh xao, cân nặng suy giảm,…Lâu dần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển về sau.

Trẻ bị suy nhược cơ thể nguyên nhân do đâu?

Tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Trẻ bị suy nhược cơ thể do biếng ăn

Những trẻ từ khoảng 2 đến 4 tuổi thường sẽ rất biếng ăn, đa phần chỉ thích uống sữa. Trong khi đó, sữa không thể nào thay thế hoàn toàn cho bữa ăn hàng ngày. Nên nếu để tình trạng này nếu kéo dài và không được khắc phục sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là chứng suy nhược cơ thể.

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong bữa ăn hàng ngày trẻ không được bổ sung đủ các nhóm chất hay cơ thể trẻ không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất thì có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài thì trẻ không thể phát triển tốt, sức đề kháng bị suy giảm và dần dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.

Do trẻ mắc các bệnh về viêm nhiễm

Trẻ em thường có nhiều khả năng mắc phải các bệnh về đường hô hấp, giun sán, tiêu chảy, trào ngược dạ dày,... Những bệnh này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và chán ăn, thường xuyên bỏ bữa. Với các mẹ có thói quen chăm sóc trẻ theo cảm tính thì sẽ tìm đến các quầy thuốc để mua thuốc về cho trẻ.

Tuy các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giúp trẻ mau khỏi bệnh, tăng cường khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng đồng thời nó cũng sẽ làm cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị giảm đi. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, lượng thức ăn dung nạp vào không được hấp thụ triệt để dẫn đến tình trạng suy nhược sức khỏe.

Trẻ bị suy nhược cơ thể có thể do tâm lý bị ảnh hưởng

Thông thường trẻ từ 3 tuổi là có thể nhận thức được những sự việc xảy ra xung quanh. Nếu trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên cãi vã, gia đình mâu thuẫn hoặc trẻ hay bị chỉ trích, la mắng bởi thầy cô, cha mẹ, bạn bè, người thân,…thì sẽ khiến cho tinh thần bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi sức khỏe tinh thần không được đảm bảo, trẻ thường xuyên buồn bã, lo lắng, ủ rũ làm cho thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dần gây nên tình trạng suy nhược cơ thể.

Biểu hiện trẻ bị suy nhược cơ thể

Mẹ có thể phát hiện con có bị suy nhược cơ thể không qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Trẻ có sức khỏe bình thường sẽ hay nô đùa, da dẻ hồng hào chắc khỏe, gương mặt tươi tắn, tràn đầy năng lượng. Ngược lại, với những trẻ bị suy nhược cơ thể mẹ có thể dễ dàng nhận thấy da dẻ xanh xao, nhợt nhạt hẳn đi, sắc mặt kém tươi tắn.
  • Tụt cân: Khi cơ thể trẻ không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ bị thiếu hụt năng lượng, cơ thể dần suy yếu và dẫn đến tình trạng sụt cân.
  • Mệt mỏi, khó thở: Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, người uể oải, mắt lờ đờ, nhịp thở cũng thay đổi bất thường, có cảm giác khó thở cũng là biểu hiện bị suy nhược cơ thể.
  • Trẻ biếng ăn: Các triệu chứng của bệnh suy nhược cơ thể sẽ khiến cho trẻ không còn cảm giác ngon miệng, chán ăn, nước bột khô. Đến bữa trẻ thường không muốn ăn, ăn rất ít, thậm chí buồn nôn sau khi ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị suy nhược cơ thể thường khó tiêu sau khi ăn những món ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc ăn quá no và thường kèm theo các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy xen kẽ lẫn nhau.
  • Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng suy nhược cơ thể sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ rất nhiều. Trẻ dễ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc khi ngủ và khó ngủ lại.

Cách khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ

Để khắc phục được tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ, mẹ cần chú ý thực hiện các điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ chán ăn, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Nếu trẻ thiếu hụt các vi chất thiết yếu như sắt, kẽm, canxi, vitamin D3, omega 3,... thì mẹ cần tăng cường bổ sung từ thực phẩm chức năng để đảm bảo trẻ không thiếu chất.

  • Trường hợp trẻ bị suy nhược cơ thể do các bệnh lý viêm nhiễm thì cần đi khám và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ để cải thiện dần sức khỏe.
  • Tạo cho trẻ môi trường thoải mái để sinh hoạt và phát triển tích cực. Hạn chế mang đến cho trẻ những ảnh hưởng tâm lý từ mâu thuẫn, cãi vã, áp lực nuôi dạy con,...
  • Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để trẻ có tâm trạng thoải mái vui chơi, học hỏi.
  • Rèn cho trẻ thói quen tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao sức khỏe.
  • Cho trẻ thăm khám định kỳ. Mẹ cần theo dõi và quan sát sức khỏe của trẻ để phòng và chữa bệnh.

Suy nhược cơ thể ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, mẹ nên đưa trẻ đi khám và thực hiện các giải pháp trên nhé!

Thông tin liên hệ

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Hotline: 1900 299256

Đọc thêm:

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ em

Trẻ thiếu máu nên ăn gì?

Bài trước Bài sau