Trẻ chậm phát triển trí tuệ - Nguyên nhân và hướng khắc phục
Trẻ chậm phát triển trí tuệ khiến mẹ lo lắng nhiều về sự ảnh hưởng đến hành trình lớn khôn hay học tập và làm việc về sau. Tuy nhiên, thay vì cứ mãi buồn phiền mẹ hãy tìm hiểu cách khắc phục và giúp trẻ dễ dàng vượt qua hơn nhé!
Chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong phát triển trí não. Đây là vấn đề thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những hạn chế về chức năng não bộ và về các khả năng khác như đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội…Hơn nữa, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được hành vi của mình nên rất dễ bị kích động trước mọi tình huống.
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:
Do gen di truyền
Cứ 10 trẻ được chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ thì có 3 trẻ là do gen di truyền. Cụ thể là trẻ được thừa hưởng gen bất thường của bố hoặc mẹ, nhiễm sắc thể và đột biến gen như: Bệnh Down, Hội chứng nhiễm sắc thể X, bệnh Phenylketone niệu,…
Do bệnh của cha mẹ
Yếu tố đáng báo động như hội chứng rượu bào thai là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến khả năng kém phát triển trí tuệ ở trẻ. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai mẹ sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay nhiễm virus, tiếp xúc với thuốc trừ sâu (đặc biệt là trong 3 tháng đầu) hay tăng cân quá nhiều khi mang thai…cũng có thể gia tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.
Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ
Từ khi mang thai cho đến lúc sinh mẹ có thể gặp phải các yếu tố nguy cơ như: Sinh non dưới 37 tuần, cân nặng trẻ khi sinh thấp dưới 2.500 gr, ngạt khi sinh, can thiệp sản khoa (nạo, hút thai,…) cũng có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đặc biệt với những trường hợp bị chảy máu não, viêm não, viêm màng não, suy hô hấp nặng, chấn thương sọ não…thì khả năng bị chậm phát triển trí tuệ là rất cao.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Một số dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ giúp mẹ dễ dàng nhận biết đó là:
- Biết bò, đi, ngồi,...muộn hơn các bạn cùng tuổi.
- Chậm biết nói, nói không rõ ràng, bập bẹ.
- Trí nhớ kém, khó ghi nhớ các thông tin đơn giản.
- Khả năng tập trung kém, tư duy khó hiểu hoặc không thể suy nghĩ một cách logic.
- Việc học và thực hiện các kỹ năng cơ bản như: Ăn uống, mặc áo quần, sinh hoạt, học tập,…thường chậm chạp và cần sự giúp đỡ của người khác.
Hậu quả khi trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não mà còn khiến trẻ gặp nhiều vấn đề tâm lý cũng như trong suốt quá trình phát triển, cụ thể như:
- Bị cô lập: Trẻ chậm phát triển trí tuệ khác thường với những đứa trẻ khác nên dễ bị bạn bè cô lập, thậm chí là tẩy chay. Bản thân trẻ hay những đứa trẻ chơi cùng có thể bị trêu trọc, chế giễu thường xuyên.
- Ảnh hưởng tâm lý: Khi trẻ thường xuyên bị trêu chọc hay có kết quả học tập kém hay không dễ thực hiện mọi hoạt động giống như bạn bè có thể tác động tiêu cực đến tâm lý. Những lúc này, trẻ sẽ lo lắng, sợ hãi và tự ti, thu mình lại hay nghiêm trọng hơn là trẻ sẽ bị trầm cảm.
- Ảnh hưởng sức khoẻ: Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe như: Suy giảm thị lực, thính giác bị ảnh hưởng, kém vận động, mọi sự phát triển cơ bản như đi, nói,...bị chậm hơn bình thường.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên làm gì để khắc phục?
Bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ hiện nay vẫn chưa có thuốc hay giải pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, mẹ và gia đình có thể cùng trẻ nỗ lực thực hiện các cách dưới đây để cải thiện hơn tình trạng:
- Thông qua các nguồn tài liệu chính thống mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về hội chứng chậm phát triển trí tuệ để nắm rõ vấn đề con đang gặp phải.
- Rèn luyện và khuyến khích trẻ tự mình thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày như: Thể dục thể thao, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh cá nhân,…
- Tìm hiểu và động viên trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa phù hợp: Cách này sẽ giúp trẻ có cơ hội tương tác với nhiều hoạt động có ích và dễ dàng hòa nhập với mọi người hơn. Từ đó có thể giúp trẻ cải thiện ảnh hưởng về mặt tâm lý hay các kỹ năng tư duy, vận động.
- Giúp trẻ quản lý hành vi: Vì sự mất tập trung và khả năng nghe hiểu kém nên trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ gặp khó khăn trong các tình huống nhất định. Do đó, mẹ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách hàng ngày đặt ra thời gian biểu với các mục tiêu nhỏ và giới hạn thời gian để tập trung hoàn thành nhiệm vụ.
- Động viên, khen ngợi trẻ khi có thể bởi bình thường trẻ sẽ gặp khó khăn trong mọi việc, hơn nữa khi ra ngoài trẻ dễ bị chế giễu nên mỗi khi làm xong một việc gì đó, mẹ hãy khen ngợi và khích lệ con tiếp tục cố gắng cho những nhiệm vụ tiếp theo.
- Mẹ nên cho trẻ theo học các khóa học và trường lớp đặc biệt vì tại đó sẽ có những chương trình can thiệp sớm, cải thiện mọi vấn đề trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp phải.
- Bổ sung omega 3 giúp trẻ tăng cường sức khỏe não bộ. Não là cơ quan then chốt chịu trách nhiệm về việc phát triển trí tuệ và chỉ huy nhận thức, hoạt động của cơ thể. Mẹ có thể cho trẻ ăn những thực phẩm giàu omega 3 như trứng, cá hồi, rau xanh, các loại hạt,...và bổ sung từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ocean D3 DHA.
Đọc thêm: