Trẻ Em Bị Ngứa Nổi Cục Do Đâu? Cách Điều Trị Như Thế Nào?
Mẩn ngứa nổi cục là tình trạng những nốt mẩn đỏ mọc khắp người làm cho trẻ khó chịu và quấy khóc. Thông thường bệnh lý này rất dễ gặp ở những làn da nhạy cảm. Vậy trẻ em bị ngứa nổi cục xuất phát từ nguyên nhân nào? Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Trẻ em bị ngứa nổi cục là do?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị ngứa nổi cục, nhất là khi làn da của trẻ mẫn cảm hơn rất nhiều so với người lớn. Theo các chuyên gia, có những lý do dẫn đến việc này như sau:
Trẻ gặp phải các bệnh lý trên da: Viêm da dị ứng, tay chân miệng, mề đay, bệnh vảy nến, chàm, ban đào, thuỷ đậu… là một số triệu chứng bệnh ngoài da khiến cho trẻ em bị ngứa nổi cục
Do yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường, phấn hoa, thời tiết thay đổi, nhiều bụi bặm, phấn hoa, lông động vật… cũng là những tác nhân khiến bé nổi mẩn đỏ.
Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch ở trẻ em sẽ chưa có sự hoàn thiện hoàn toàn nên dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài hơn người lớn. Đồng thời, viêm da cơ địa cũng thường được di truyền nếu gia đình có người mắc phải bệnh lý này.
Dị ứng thức ăn: Nhiều trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa thường có thể do dị ứng với hải sản hoặc một loại thực phẩm nào đó.
Dị ứng thuốc: Đây là trường hợp không hiếm gặp với những trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ dị ứng với một số thành phần có trong thuốc làm nổi các nốt mẩn đỏ làm ngứa ngáy ở trẻ.
Dị ứng với hoá chất, các sản phẩm tắm gội, giặt giũ: Làn da trẻ em vốn nhạy cảm nên khi sử dụng những sản phẩm lên da bé bố mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây nên tình trạng dị ứng da. Mặc khác, sử dụng bột giặt, sản phẩm tắm gội không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân trẻ bị ngứa nổi cục.
Yếu tố bên trong cơ thể: Trẻ em khi bị giun sán kí sinh, hoặc mắc các tình trạng rối loạn hoạt động gan thận cũng là nguyên nhân làm nổi mẩn ngứa ở trẻ.
Bị ngứa nổi cục ở trẻ thường đến từ nhiều nguyên nhân
Trẻ bị ngứa nổi cục có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Thông thường trẻ bị ngứa nổi cục sẽ không có gì nguy hiểm nếu bố mẹ biết được nguyên nhân đến từ đâu. Tuy nhiên thường sẽ làm tổn thương da hoặc khiến bé khó chịu, quấy khóc. Trong những trường hợp trẻ gặp phải những tình trạng sau đây thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám:
Nổi mẩn ngứa kéo dài và có dấu hiệu ngày càng tăng nặng
Vết mẩn ngứa lan rộng, xuất hiện những vết loét, sưng đau và có hiện tượng chảy mủ trên da.
Trẻ đã từng có các bệnh về da liễu hoặc có bệnh lý khác về da.
Một số biện pháp điều trị mẩn ngứa nổi cục ở trẻ
Hiện nay có một số phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa nổi cục ở trẻ như:
Thuốc tây: Bố mẹ có thể tham khảo một số thuốc kháng histamine, thuốc làm ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da…
Dùng các biện pháp dân gian: Nha đam, lá tía tô, trà xanh, rau má… để đắp lên da cho trẻ.
Bổ sung vitamin A hoặc canxi: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc thiếu hụt canxi hoặc vitamin A cũng là một nguyên nhân làm ngứa trên da.
Biện pháp hạn chế tình trạng ngứa nổi cục ở trẻ
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, bố mẹ nên thăm khám và lắng nghe ý kiến của bác sĩ để có những biện pháp điều trị tốt nhất.
Cách phòng ngừa nổi cục ngứa trên da cho bé
Để phòng tránh tình trạng nổi cục ngứa trên da cho bé, bố mẹ nên:
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết để bé phát triển hệ miễn dịch.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện các bệnh lý về da có nguy cơ gặp phải ở trẻ.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những sản phẩm có chứa nhiều hoá chất. Đồng thời lựa chọn quần áo có chất liệu an toàn cho bé để tránh nguy cơ trẻ bị ngứa nổi cục.
Để hạn chế tình trạng ngứa nổi cục bố mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
Hiện tượng trẻ em bị ngứa nổi cục thường rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách đối phó. Hy vọng những thông tin Orzax Ocean cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp ích cho bố mẹ. Để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị trong quá trình nuôi dạy bé, bố mẹ đừng quên theo dõi website Orzax Ocean nhé!