Trẻ em cần tiêm những loại vacxin nào?
Tiêm vacxin là một trong những việc làm cần thiết để có thể bảo vệ con, giúp con khỏe mạnh, chống lại được các căn bệnh không mong muốn. Vậy trẻ em cần tiêm những loại vacxin nào? Thời gian ra sao? Cha mẹ hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Lợi ích của việc tiêm chủng
Trẻ em khi sinh ra và lớn lên cần thời gian để hoàn thiện các bộ phận cũng như chắc năn để có thể chống lại bệnh tật. Trẻ nhỏ là đối tượng hệ miễn dịch con non nớt chưa hoàn thiện vậy nên dễ mắc bệnh. Do đó, vacxin chính là những viên gạch tốt nhất giúp hệ miễn dịch vững chắc hơn.
Tiêm vacxin bản chất là đưa những kháng nguyên virus hay vi khuẩn gây mang bệnh để kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên chống lại vi khuẩn, vi rút đó. Nhờ vậy, nếu các vi khuẩn, vi rút có xâm nhập lại lần sau, cơ thể cũng đã nhận biết và chống lại được chúng.
Tiêm vacxin cũng là biện pháp giúp con khỏe mạnh và tiết kiệm chi phí so với chi phí mắc bệnh và nhập viện. Lại giúp đảm bảo được sức khỏe của con.
Trẻ em cần được tiêm các loại vacxin nào?
Dưới đây là danh sách những loại vacxin và thời gian tiêm của trẻ, cha mẹ hãy lưu lại để nhớ lịch tiêm cho con nhé:
1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh)
- Vacxin liều sơ sinh phòng bệnh Viêm gan B, tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
- Vắc xin BCG liều sơ sinh phòng bệnh lao.
2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi
- Vacxin 6 trong 1 (mũi 1) phòng các bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ. hoặc vacxin 5 trong 1.
- Vắc xin uống phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp (Liều 1)
- Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 1)
3. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi
- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 2). Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B.
- Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).
4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi
- Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 3). Nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B.
- Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2).
- Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3).
5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi:
- Vắc xin phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng).
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
- Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
6. Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi:
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
- Vắc xin sởi đơn phòng bệnh sởi.
- Vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản.
7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
- Vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh các bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
- Vắc xin phòng bệnh thủy đậu (Nếu chưa tiêm trước đó)
- Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
- Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).
8. Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi:
- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 4). Nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B.
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan A (mũi nhắc lại)
- Vắc xin phòng bệnh cúm (mũi 3, sau mũi thứ hai 1 năm)
9. Tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi:
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135.
- Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
- Vắc xin phòng bệnh thương hàn.
- Vắc xin Tả gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều thứ nhất 2 tuần).
10. Từ 3 tuổi trở lên:
- Vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc lại).
- Vắc xin phòng bệnh cúm tiêm nhắc lại hàng năm.
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135 (mũi nhắc lại cho trẻ từ 15 tuổi đến người lớn 55 tuổi).
- Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc lại, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
- Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván khi trẻ từ 4 tuổi trở lên và nhắc lại mỗi 10 năm.
Lưu ý khi đi tiêm chủng cho trẻ
- Bất kỳ trẻ nào trước khi tiêm cũng cần được sàng lọc trước tiêm. Cha mẹ hãy thông báo cho bác sĩ nếu trẻ bị dị ứng, đang uống thuốc hay đang mắc bệnh nào đó.
- Cha mẹ cần giữ sổ, phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con
- Sau khi tiêm xong trẻ cần được theo dõi tại đơn vị tiêm 30 phút và tiếp tục theo dõi sau 24h tiếp theo tại nhà.
- Nếu thấy các phản ứng như sốt cao, sưng tại chỗ tiêm… kéo dài trên 1 ngày cần cho trẻ quay lại địa điểm tiêm chủng để được khám và theo dõi.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu như: Sốt cao, co giật, tím tái, khó thở… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Một số trường hợp không được tiêm phòng cho trẻ
Trước khi tiến hành tiêm chủng bố mẹ sẽ được tư vấn và hướng dẫn đưa trẻ đi khám sàng lọc. Dưới đây là một số trường hợp trẻ không được tiêm phòng:
- Trẻ có tiền sử sốc phản vệ, dị ứng nặng khi tiêm vacxin trước đó
- Trẻ có tình trạng suy chức năng như suy tim, suy hô hấp, suy gan, suy thận…
- Trẻ bị HIV bị nhiễm từ mẹ không được tiêm vacxin phòng bệnh lao
Tiêm phòng là một trong những việc vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần ghi nhớ và thực hiện tiêm đúng lịch cho con. Giúp con có một nền tảng sức khỏe vững chắc để phát triển khỏe mạnh và toàn diện trong tương lai.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 1900 299256
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
Đọc thêm
Viết bình luận