HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

11 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý mẹ nên biết

Trẻ tăng động giảm chú ý thường không có khả năng sắp xếp, suy nghĩ, hoặc kiểm soát cảm xúc, hành động theo lối thường. Do đó, mẹ cần phải hướng dẫn và giúp con cải thiện các kỹ năng này.

Dấu hiệu của trẻ tăng động giảm chú ý (ADHA)

Để dạy trẻ cải thiện các kỹ năng, mẹ cần biết trẻ có những dấu hiệu nào. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn trong phát triển hệ thần kinh phổ biến nhất đối với trẻ em. Những trẻ bị ADHD có thể gặp khó khăn về sự tập trung chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng hoặc hoạt động quá mức.

Triệu chứng của ADHD có thể được phân thành 2 loại vấn đề:

  • Giảm chú ý: khó tập trung và chú ý.
  • Tăng động: hiếu động thái quá và hoạt động bốc đồng.

Biểu hiện của trẻ mất tập trung, giảm chú ý

  • Thời gian chú ý vấn đề ngắn và dễ bị phân tâm.
  • Hay mắc lỗi do bất cẩn, chẳng hạn như khi làm bài tập.
  • Dễ quên hoặc mất đồ.
  • Công việc tẻ nhạt hoặc tốn thời gian không thể thực hiện lâu.
  • Thường không thể nghe hoặc thực hiện theo các hướng dẫn.
  • Thường xuyên thay đổi hoạt động hay các nhiệm vụ.
  • Sắp xếp, tổ chức công việc gặp khó khăn.

Biểu hiện của trẻ tăng động

  • Không ngồi yên một chỗ, nhất là trong không gian yên tĩnh.
  • Liên tục thấy bồn chồn
  • Không thể tập trung vào nhiệm vụ để thực hiện.
  • Vận động quá mức như hay chạy nhảy.
  • Nói liên thiên liên tục.
  • Thiếu kiên nhẫn không có sự chờ đợi.
  • Thường hành động mà không suy nghĩ.
  • Hay làm gián đoạn các cuộc trò chuyện.
  • Ít hoặc không có cảm giác sợ sự nguy hiểm.

Những triệu chứng trên ảnh hưởng nghiệm trọng tới cuộc sống của trẻ. Mẹ cần chịu khó thực hiện các giải pháp để khắc phục cho trẻ.

11 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý

01. Xây dựng thời gian biểu khoa học cho trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có thể hoàn thành những nhiệm vụ mà chúng dự đoán được. Do đó, mẹ cần xây dựng và giúp trẻ duy trì một thời gian biểu khoa học để trẻ nắm bắt được những gì phải làm, cụ thể như:

  • Duy trì công việc theo thói quen: Mẹ có thể thiết lập các thói quen đơn giản và dễ đoán cho bữa ăn, vui chơi, bài tập về nhà và đi ngủ. Ví dụ như để trẻ chuẩn bị quần áo cho ngày mai; sắp xếp vật dụng mang đi học ở chỗ dễ lấy để trẻ có thể tự chuẩn bị,...
  • Đơn giản hóa lịch trình của trẻ: Trẻ tăng động giảm chú ý có thể trở nên lo lắng hơn nếu có quá nhiều hoạt động sau giờ học ở trường. Mẹ cần điều chỉnh các hoạt động đó dựa trên khả năng của trẻ.
  • Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và có tổ chức: Cụ thể là dạy trẻ cùng dọn dẹp, sắp xếp đồ trong nhà tinh gọn. Mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ biết mọi thứ đều có vị trí của nó.

02. Dạy trẻ chia nhỏ công việc

Mẹ hãy thử tận dụng một cuốn lịch treo tường lớn để nhắc nhở trẻ về công việc cần làm hàng ngày. Mẹ có thể thiết lập bằng cách sử dụng các mã màu để trẻ dễ phân biệt và không bị choáng ngợp bởi list công việc.

03. Giúp trẻ tăng động giảm chú ý hiểu và yêu chính bản thân mình

Mắc ADHD có thể khiến trẻ cảm thấy thất vọng về bản thân. Mẹ hãy giúp trẻ hiểu trên thế giới có rất nhiều người như mình nhưng họ vẫn nổi tiếng và thành công. Mẹ hãy cố gắng tạo động lực cho trẻ không nản trí, hướng dẫn trẻ cách chấp nhận và yêu thương bản thân.

Bên cạnh đó mẹ cũng nên tìm hiểu về những ưu điểm của con để tạo điều kiện cho con phát huy tối đa. Và mẹ cũng nên thường xuyên thể hiện tình yêu thương và cho con biết con là niềm tự hào của mẹ.

04. Tích cực khen ngợi và khích lệ

Đây là cách vô cùng quan trọng trong cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Mẹ có thể tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho trẻ bằng những cách sau:

  • Có thái độ tích cực: Cách tốt nhất giúp trẻ vượt qua những thách thức của ADHD là thái độ tích cực và ý thức chung. Mẹ nên bình tĩnh và tập trung trước mọi vấn đề để có nhiều khả năng kết nối với trẻ hơn, từ đó giúp trẻ bình tĩnh và tập trung hơn.
  • Sẵn sàng thỏa hiệp và không quá căng thẳng khi trẻ không hoàn thành một việc nào đó để đẩy mọi chuyện đi quá xa, khó xử lý hơn. Bởi đôi lúc những kỳ vọng của mẹ là không thực tế đối với trẻ bị tăng động.
  • Thường xuyên chú ý đến hành vi tốt và khen ngợi trẻ: Lời khen đặc biệt quan trọng đối với trẻ tăng động giảm chú ý vì chúng thường nhận được rất ít từ mọi người. Cho nên mẹ hãy dành lời khen và sự khuyến khích cho trẻ khi có thể nhé!

05. Loại bỏ phiền não cho trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ mắc ADHD thường khó tập trung, dễ bị phân tâm. Do vậy, một trong những cách dạy trẻ hiệu quả đó là tạo ra một không gian học tập yên tĩnh, tránh tiếng ồn để giúp trẻ hạn chế sự phân tâm, dễ tập trung, chú ý học hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể đưa ra khoảng thời gian thích hợp cho mỗi công việc, đồng thời lên lịch nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau mỗi giờ học để giúp trẻ thấy thoải mái hơn.

06. Thường xuyên trò chuyện và chơi cùng trẻ

Thông qua các câu chuyện, trò chơi trẻ mắc ADHD thường học được rất nhiều điều. Hơn nữa, đây còn là cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, rèn luyện tư duy, sự tập trung, kiên nhẫn và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình. Chính vì vậy, mẹ nên dành thời gian để đọc sách, trò chuyện và chơi các trò chơi như lego, đá bóng, cờ vua, xếp hình,...với con nhé!

07. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường

Đây là việc rất quan trọng trong cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Mẹ cần trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ, đồng thời nhờ thầy cô giúp đỡ, quan tâm trong quá trình giáo dục tại trường. Cụ thể như nhờ thầy cô cho con ngồi ở chỗ yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để hạn chế sự phân tâm của trẻ.

08. Dạy trẻ từng vấn đề một

Khi dạy trẻ vấn đề gì đó, mỗi lần mẹ chỉ nên nói đến một vấn đề chứ không nói tràn lan vì nếu không trẻ sẽ khó ghi nhớ.

09. Trẻ tăng động giảm chú ý cần được thiết lập những nguyên tắc cụ thể

Đối với trẻ ADHD rất cần có những quy tắc nhất quán mà chúng có thể hiểu và thực hiện. Cho nên, mẹ cần xây dựng các quy tắc cư xử cho trẻ đơn giản và rõ ràng và viết ra ở nơi trẻ dễ dàng thấy được.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường phản ứng đặc biệt tốt với sự khen thưởng và hình phạt rõ ràng. Mẹ cần giải thích cho trẻ điều gì sẽ xảy ra khi các quy tắc được tuân thủ hay bị phá vỡ.

10. Rèn cho trẻ thói quen vận động và ngủ đúng giờ

Trẻ tăng động giảm chú ý thường bị dư năng lượng nên mẹ cần khuyên khích trẻ chơi các môn thể thao và hoạt động thể chất. Việc này có thể giúp trẻ giải phóng năng lượng theo cách lành mạnh và rèn sự tập trung chú ý vào những chuyển động, kỹ năng cụ thể. Hỗ trợ trẻ cải thiện sự mất tập trung, tâm trạng trầm uất và lo lắng, đồng thời thúc đẩy não bộ trẻ phát triển. Hơn nữa khi trẻ vận động sẽ ngủ ngon hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng của ADHD.

11. Động viên trẻ kết bạn

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện lạ lẫm so với bạn bè đồng trang lứa và điều này khiến trẻ trở thành mục tiêu trêu chọc thiếu thiện cảm.

Mẹ hãy dạy trẻ biết cách kết bạn, biết lắng nghe và tương tác với mọi người.

Với những gợi ý trên, Vi Chất Cho Bé hy vọng mẹ sẽ biết cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý để giúp con khôn lớn và trưởng thành tốt nhất có thể.

Đọc thêm:

Kinh nghiệm cho con đi nhà trẻ “không một tiếng khóc”

Nguyên tắc nuôi dạy con tự lập từ chuyên gia

Bài trước Bài sau