Gợi ý 5 bài tập luyện nói đơn giản hằng ngày cho trẻ chậm nói hiệu quả
Mẹ lo lắng con đang rơi vào tình trạng chậm nói, con không biết giao tiếp, không biết bày tỏ nhu cầu hay cảm xúc bản thân. Mẹ đừng nản chí mà hãy tham khảo các bài luyện tập cho trẻ chậm nói dưới đây nhé!
Dấu hiệu và nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói là tình trạng phát triển khả năng ngôn ngữ chậm so với giai đoạn phát triển của trẻ bình thường. Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói được phân thành 3 dạng, đó là:
- Trẻ chậm nói đơn thuần;
- Trẻ chậm nói do bất thường trong quá trình phát triển não bộ;
- Trẻ chậm nói do vấn đề ở cơ miệng hoặc lưỡi.
Trẻ bị chậm nói thường có các biểu hiện như: nói không rõ lời, diễn đạt khó khăn, nói lắp hoặc nói nhại lời, nói ngọng, nói ngược. Trẻ tới hai tuổi mà vẫn chỉ nói được một đến hai từ đơn.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Để có biện pháp cải thiện, mẹ cần giải quyết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trẻ bị chậm nói có thể do các nguyên nhân:
- Nguyên nhân thực thể: Bao gồm những bất thường của các cơ quan phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi hoặc cơ quan chỉ huy ngôn ngữ như khiếm khuyết trong quá trình phát triển não bộ, dị tật bẩm sinh, viêm màng não,...
- Nguyên nhân tâm lý: Có thể do trẻ gặp những cú sốc tâm lý hoặc do cha mẹ bỏ bê, không quan tâm và không dạy trẻ nói. Ngược lại, một số phụ huynh cưng chiều con thái quá vẫn có thể khiến trẻ chậm nói, lười nói. Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, trẻ chậm nói có thể do cha mẹ lười giao tiếp hoặc không biết cách giao tiếp với con; Do trẻ thường xuyên xem các thiết bị điện tử; Đôi khi sự chậm trễ có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ mất thính giác, chậm phát triển.
Hình ảnh: Nguyên nhân tại sao trẻ lại chậm nói
Khi mẹ đã tìm hiểu được nguyên nhân thì cần cố gắng khắc phục, đồng thời chủ động thúc đẩy quá trình luyện nói cho trẻ phù hợp với lứa tuổi và các cột mốc triển ngôn ngữ tự nhiên.
Các bài tập luyện cho trẻ chậm nói
Theo hướng dẫn của trường Cao đẳng Khoa học Y tế Ứng dụng (Ả-rập Xê-út), các bài luyện tập dưới đây có thể khuyến khích trẻ tập môi miệng và vận động của lưỡi, phối hợp các cơ quan phát âm khác.
1. Thổi
Giúp trẻ cải thiện tình trạng yếu môi và má; tăng sức bền của lưỡi. Mẹ hãy cho trẻ thổi các đồ vật như còi, sáo, nến, bóng nhỏ, bông gòn, khăn giấy hoặc bong bóng qua ống hút…
2. Hút
Hình ảnh: trẻ dùng ống hút luyện nói
Dùng ống hút để hút chất lỏng giúp tăng cường độ mềm của vòm miệng trẻ. Mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, nước ép, sinh tố,...bằng cách dùng ống hút.
3. Bắt chước
Mẹ hướng dẫn con cùng nhau nhìn vào gương, dạy con bắt chước những khuôn miệng ngộ nghĩnh để giúp tăng cường vận động cho miệng.
4. Đánh răng
Bên cạnh mục đích bảo vệ răng miệng, hoạt động đánh răng còn hỗ trợ tăng cường kích thích, nhận biết xúc giác cho môi của trẻ. Mẹ nhớ dạy trẻ tự đánh răng mỗi ngày và tạo cho trẻ cảm hứng thích thú mỗi khi đánh răng để thời gian đánh răng của trẻ không quá ngắn.
5. Nhai
Mẹ cũng nên cho trẻ ăn các thức ăn cứng phải nhai nhiều như: bánh mì, hoa quả, rau củ. Tập cho trẻ cách đưa thức ăn vào giữa hai hàm răng ở bên để nhai, ngậm miệng trong khi nhai. Bên cạnh đó mẹ có thể hỗ trợ thêm bằng cách massage cơ má trẻ bằng cách xoa nhẹ vòng tròn.
Các bài tập trên về bản chất là sự truyền tín hiệu từ mắt đến não để não ghi nhớ, bắt chước và làm theo. Não sẽ truyền tín hiệu đến cơ quan phát âm để phối hợp vận động và bật ra tiếng nói. Cho nên bên cạnh việc kết hợp dạy trẻ tập vận động môi - mắt - miệng, mẹ có thể bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ phát triển não bộ để trẻ ghi nhớ, bắt chước tốt hơn.
Bổ sung Omega 3 cho trẻ chậm nói
Theo nghiên cứu công bố trên Thư viện Quốc Gia Mỹ, bộ não con người có gần 60% chất béo (omega). Theo Viện nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng toàn quốc Mỹ, dưới tác dụng của omega, vỏ não được hoạt hóa, tăng dẫn truyền thần kinh, khả năng kích thích tốt hơn, giúp trẻ tập trung, ghi nhớ, chóng bật âm và nhanh biết nói. Tuy nhiên, những axit béo omega cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung hàng ngày trong bữa ăn hoặc các thực phẩm bổ sung.