HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

Trẻ tăng động giảm chú ý và những điều ba mẹ cần phải biết

Trẻ tăng động giảm chú ý (chứng ADHD) ngày càng phổ biến hiện nay đã gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đây không chỉ là vấn đề về hành vi mà còn ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển toàn diện của trẻ. Hiểu rõ về ADHD và những điều cần biết khi chăm sóc con mắc chứng này là điều cần thiết để cha mẹ có thể đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp, giúp con phát triển tốt nhất

Vấn đề tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em, biểu hiện qua việc thiếu tập trung, hiếu động thái quá và có các hành vi bộc phát. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại nhầm lẫn với tính cách nghịch ngợm thông thường, bỏ qua dấu hiệu cảnh báo sớm của ADHD. Nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, trẻ có nguy cơ phát triển những thói quen xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và học tập trong tương lai.

Trẻ tăng động giảm chú ý hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm

Trẻ tăng động giảm chú ý hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm

 

Nguyên nhân khiến trẻ tăng động giảm chú ý thường thấy

Nguyên nhân gây ra chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và sự khác biệt trong cấu trúc não. Một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng khả năng trẻ mắc phải hội chứng này bao gồm: sinh non, nhẹ cân, động kinh hoặc tổn thương não từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử ADHD, mẹ bầu hút thuốc, sử dụng rượu bia, ma túy hoặc chất kích thích cũng có nguy cơ cao mắc ADHD.

 

Biểu hiện khi trẻ tăng động giảm chú ý

Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em gồm:

  • Hiếu động quá mức: Trẻ luôn di chuyển, không ngồi yên, cựa quậy liên tục, không biết sợ nguy hiểm và không nghe lời người lớn.

  • Thiếu tập trung: Khó chú ý lâu, dễ phân tâm, bỏ dở việc giữa chừng, không hoàn thành nhiệm vụ, kết quả học tập kém.

  • Bốc đồng: Trả lời khi chưa đến lượt, chen ngang khi người khác nói chuyện, dễ mắc lỗi do thiếu kiên nhẫn.

  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Khó diễn đạt, gặp vấn đề với câu chữ.

  • Dễ nổi nóng: Dễ mất bình tĩnh, xung đột với bạn bè, xa lánh bạn bè. 

Biểu hiện của ADHD khá phức tạp

Biểu hiện của ADHD khá phức tạp

 

Cách chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý

Chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) đòi hỏi đánh giá toàn diện dựa trên nhiều tiêu chí cụ thể. Trẻ được xem xét mắc ADHD khi có ít nhất 6 triệu chứng liên quan đến thiếu chú ý hoặc hiếu động, bốc đồng. 

Các dấu hiệu nhận biết bao gồm: 

  • Thiếu kiên nhẫn

  • Dễ quên

  • Khó tập trung lâu

  • Làm mất đồ

  • Không hoàn thành nhiệm vụ. 

Chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý sớm sẽ dễ dàng điều trị

Chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý sớm sẽ dễ dàng điều trị

 

Các triệu chứng bốc đồng thường thấy như bồn chồn, không ngồi yên, hành động nhanh nhảu mà không suy nghĩ. Để chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ tăng động giảm chú ý, các triệu chứng này phải xuất hiện liên tục ít nhất 6 tháng, bắt đầu trước 12 tuổi và ảnh hưởng đến nhiều môi trường khác nhau, như ở nhà hoặc trường học.

 

Những biến chứng con có thể gặp phải khi bị tăng động giảm chú ý

Nếu trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Trẻ có thể phát triển các vấn đề như rối loạn lo âu, hành vi thách thức chống đối, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, hội chứng khó thở khi ngủ và hội chứng Tourette cũng có thể xuất hiện. Những biến chứng này không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý và thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp xã hội và mối quan hệ gia đình.

Con sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng khác về sức khỏe đối với ADHD

Con sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng khác về sức khỏe đối với ADHD

 

Khi con bị tăng động giảm chú ý ba mẹ cần làm gì

Khi gặp phải tình trạng trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ con cải thiện tình trạng này. Đầu tiên, cần đưa trẻ đến các chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, có thể bao gồm sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về ADHD để hiểu rõ hơn về tình trạng của con, từ đó có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả.

Sử dụng liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là phương pháp quan trọng trong quản lý trẻ tăng động giảm chú ý. Giáo dục tâm lý giúp trẻ hiểu về chứng bệnh của mình, từ đó có thái độ tích cực hơn với điều trị. Trị liệu hành vi khuyến khích trẻ tuân theo các hướng dẫn cụ thể và tạo động lực qua việc khen ngợi khi trẻ có tiến bộ. Đào tạo kỹ năng xã hội giúp trẻ biết cách ứng xử trong các tình huống khác nhau, trong khi liệu pháp hành vi nhận thức điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần được cung cấp kiến thức về ADHD, cách hỗ trợ trẻ và xây dựng niềm tin để giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn.

Ba mẹ là người cần phải đồng hành cùng con xuyên suốt

 

Cho con điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng như tăng động, bốc đồng và thiếu tập trung. Nhóm thuốc kích thích thần kinh trung ương như amphetaminemethylphenidate giúp tăng dopaminenorepinephrine giúp cải thiện khả năng tập trung và tự chủ. Thuốc không kích thích như Strattera hoặc nortriptyline được chỉ định khi trẻ tăng động giảm chú ý không đáp ứng với thuốc kích thích. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý về các tác dụng phụ có thể xảy ra và theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ trong quá trình điều trị.

 

Tạm kết

Việc chăm sóc và hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu thương và sự hiểu biết sâu rộng từ cha mẹ. Bằng cách nắm vững các kiến thức cần thiết và áp dụng các biện pháp đúng đắn, ba mẹ không chỉ giúp trẻ vượt qua những thách thức mà còn đồng hành cùng con trên con đường trưởng thành, mang lại cho con một tương lai tươi sáng và hạnh phúc.

Bài sau