Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao?
Chiều cao có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và tương lai của trẻ. Với chiều cao lý tưởng, trẻ sẽ có cơ hội tốt hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Cho nên, khi phát hiện dấu hiệu trẻ chậm phát triển chiều cao, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để không bỏ lỡ cơ hội phát triển tốt hơn cho con.
Tăng trưởng chiều cao bình thường ở trẻ
Ngay từ khi sinh con ra mẹ hãy bắt đầu theo dõi chỉ số chiều cao của con theo các mốc dưới đây để xem con có phát triển chiều cao bình thường không nhé.
Trẻ mới sinh, thường có chiều cao từ 48 - 52 cm, trung bình là 50 cm.
- Trong năm tuổi đầu tiên, trẻ tăng khoảng 20 - 25 cm.
- Năm thứ hai cao thêm 12 cm.
- Năm thứ ba tăng thêm 10 cm.
- Năm tiếp theo tăng thêm 7 cm.
- Từ 4 - 11 tuổi, trẻ tăng 6 cm trung bình mỗi năm.
- Đến thời điểm dậy thì, bé gái tăng khoảng 6 - 10 cm; bé trai tăng từ 6,5 - 11 cm mỗi năm.
Nếu trẻ không đạt các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi nêu trên thì trẻ đang bị chậm phát triển chiều cao. Mẹ có thể đưa trẻ đi khám và tầm soát các yếu tố chậm tăng trưởng chiều cao sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, đó là:
Di truyền gia đình
Gen di truyền ảnh hưởng đến 23% chiều cao của trẻ. Thông thường, nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn thì con cũng có chiều cao khiêm tốn và ngược lại. Theo yếu tố di truyền, chiều cao của một đứa trẻ trưởng thành được tính theo công thức:
- Chiều cao con gái = (chiều cao của bố - 13cm + chiều cao của mẹ)/2.
- Chiều cao con trai = (chiều cao của người mẹ + 13cm + chiều cao của bố)/2.
Dinh dưỡng kém khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% đối với sự phát triển chiều cao, nhất là chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong 3 năm đầu đời. Đây được xem là giai đoạn "kim cương" quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nếu mẹ không đảm bảo cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng mãn tính thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao.
Suy dinh dưỡng bào thai
Những thai nhi suy dinh dưỡng khi sinh ra thường nhẹ cân và chậm phát triển thể chất hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Thiếu hormone tăng trưởng
Nếu cơ thể trẻ sản xuất hormone tăng trưởng không đủ sẽ dẫn đến thiếu hormone. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong đời, từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do tổn thương tuyến yên, do chấn thương đầu, do u não hoặc nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não,... Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao có thể do thiếu hormone tăng trưởng, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước tuổi dậy thì có thể mang lại hiệu quả tối ưu.
Suy tuyến giáp
Hormone tuyến giáp tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa trong cơ thể. Nếu cơ thể tiết không đủ hormone này có thể gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
Trẻ gặp các vấn đề sức khỏe
Nếu trẻ thiếu máu, mắc hội chứng turner, down có thể dẫn đến tình trạng không phát triển chiều cao ngay từ những năm tháng đầu đời.
Trẻ mắc các bệnh lý mạn tính
Một số bệnh lý mạn tính tại thận, tim, hệ tiêu hóa hoặc bệnh phổi sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và thể chất của trẻ.
Mẹ sử dụng thuốc khi mang thai có thể khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Trẻ sơ sinh thấp bé hơn bình thường cũng có thể là hệ quả của việc mẹ sử dụng thuốc bừa bãi trong quá trình mang thai. Các thành phần trong thuốc đã vô tình kìm hãm hoặc phá vỡ sự tăng trưởng thể chất của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ chậm phát triển chiều cao?
Để cải thiện chiều cao cho trẻ, mẹ cần chú ý đến các giai đoạn vàng phát triển để đảm bảo cho con chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ, vận động phù hợp.
Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của sụn xương, cơ, xương, từ đó làm giảm sự phát triển chiều cao. Nếu trẻ hay quấy đêm, ngủ thiếu giấc cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển này.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ có thể giúp trẻ đạt đến 32% cơ hội phát triển chiều cao tốt hơn so với việc để trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Trứng, sữa, trái cây, rau củ, hải sản, cá được xem là những thực phẩm vàng giúp trẻ phát triển chiều cao.
Bên cạnh đó mẹ có thể bổ sung cho trẻ bộ 3 dưỡng chất vàng: Canxi - Vitamin D3 - K2MK7 giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, giúp tăng định vị canxi vào đúng vị trí của xương, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, còi xương và tăng chiều cao. Thực phẩm tham khảo: https://vichatchobe.vn/products/calciu-max-syrup
Đối với trẻ chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng có thể điều trị bằng hormone, hiệu quả trung bình trong năm đầu tiên thường đạt 8 -12 cm/năm.
Để dự phòng cho trẻ không gặp các vấn đề về sức khỏe gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao thì mẹ nên cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ để tránh được các bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan B, bệnh thủy đậu, bệnh cúm,...nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm nuôi con tăng chiều cao tốt nhất.
Thông tin liên hệ
- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9
- Facebook: https://www.facebook.com/vichatchobe.official
- Hotline: 1900 299256
Đọc thêm:
- Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất
- Trẻ bị suy dinh dưỡng nên có chế độ ăn uống như thế nào?