HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

10+ mẹo dân gian cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả

Cai sữa đúng cách và đúng thời điểm là một quá trình quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc cai sữa cho con hoặc chưa biết làm thế nào thì hãy tham khảo ngay những mẹo dân gian cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả dưới đây nhé! 

 

Lợi ích của việc cai sữa đúng cách

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bú mẹ trong thời gian khuyến nghị giúp củng cố hệ miễn dịch của bé, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Thời điểm lý tưởng để cai sữa có thể khác nhau tùy theo từng bé, nhưng thường nằm trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ 2 tuổi là tối ưu nhất.

Cai sữa đúng lúc giúp bé chuyển đổi sang những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng mà sữa mẹ có thể không còn cung cấp đủ khi bé lớn hơn. Đồng thời việc cai sữa giúp tạo điều kiện cho bé phát triển kỹ năng nhai, từ đó hỗ trợ sự phát triển của cơ hàm và ngôn ngữ.

Việc cai sữa nên diễn ra từ từ để bé có thời gian thích nghi và cơ thể mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa. Chú ý theo dõi sức khỏe và cảm xúc của trẻ để kịp thời điều chỉnh cách thức cai sữa phù hợp hơn.

 

10 mẹo dân gian cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả

Sử dụng mẹo dân gian cai sữa cho bé cần được thực hiện một cách mềm mại và dần dần để trẻ không cảm thấy hoang mang, đồng thời cũng giúp trẻ thích nghi với việc cai sữa một cách nhẹ nhàng.

1. Cai sữa cho bé bằng tỏi

Một số cha mẹ chọn cách bôi nước tỏi lên đầu vú để bé cảm thấy mùi và vị không quen, từ đó có thể giảm hứng thú bú mẹ. Tuy nhiên, cần cân nhắc về phản ứng trên da để tránh làm tổn thương vùng ngực của mẹ.

Cai sữa cho bé bằng tỏi

 

2. Đánh lạc hướng bé

Sử dụng đồ chơi, sách hoặc các hoạt động yêu thích khác để đánh lạc hướng bé khi bé muốn bú. Thời gian chơi với bé có thể làm giảm sự chú ý của bé đến việc bú mẹ.

3. Mẹo luộc trứng cai sữa

Với mẹo luộc trứng cai sữa, mẹ thực hiện như sau: 

  • Luộc 1 quả trứng, bóc vỏ và để vào bát; 

  • Đặt bát ở dưới gầm giường mẹ và bé hay nằm, không để quá sâu, để nơi mà con có thể bò vào lấy được;

  • Khi con ngủ dậy, mẹ tìm cách cho con thấy bát trứng để con bò vào lấy ăn;

  • Mẹ có thể ăn phần trứng còn lại nếu con ăn không hết. 

4. Dán băng dính lên đầu ti

Dán băng dính lên đầu ti làm bé khó tiếp cận và quen với việc không còn bú mẹ nữa. Cách làm này đơn giản nhưng mẹ cần kiên trì thực hiện và không thỏa hiệp với con. 

5. Cai sữa bằng trà cây xô thơm

Việc cho bé bú ít hơn và tăng cường các bữa ăn dặm có thể giúp tự nhiên giảm sản xuất sữa. Một số người sử dụng các loại trà thảo mộc như trà lá cây xô thơm để giúp giảm sản xuất sữa.

Cai sữa bằng trà cây xô thơm

 

Uống trà cây xô thơm, chứa estrogen tự nhiên, giúp giảm tiết sữa cho mẹ. Sau một thời gian sử dụng sữa mẹ sẽ ít dần đi, số lần cho con bú sẽ giảm dần.  

6. Cho con ngậm ti giả

Ti giả có thể giúp đáp ứng nhu cầu ngậm và mút của bé, từ đó làm giảm nhu cầu bú mẹ. Dùng ti giả để thay thế ti mẹ từ sớm giúp bé dần quen với cảm giác khác và dần dần quên ti mẹ. Tuy nhiên mẹ nên chọn mua ti giả chất lượng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Cho con ngậm ti giả

 

7. Dùng thuốc đắng Cloxit

Một số mẹ áp dụng cách bôi bột Cloxit hoặc các loại thuốc đắng khác lên đầu vú để làm bé không muốn bú. Tuy nhiên, phương pháp này cần thận trọng vì thuốc đắng có thể gây khó chịu mạnh cho bé và ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của trẻ.

8. Tăng dần các cữ ăn dặm cho bé

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để cai sữa là thay thế dần các cữ bú bằng bữa ăn dặm. Bổ sung thêm các món ăn mới lạ, giàu dinh dưỡng để bé cảm thấy ngon miệng và no bụng, từ đó quên dần việc bú mẹ.

9. Giảm bớt thời gian cho bé bú

Dần dần rút ngắn thời gian và tần suất các lần bú trong ngày để trẻ làm quen với sự thay đổi, tạo điều kiện cho quá trình cai sữa diễn ra từ từ. Bằng cách này, bạn giúp bé quen dần với sự thay đổi, làm giảm cảm giác bất an khi thiếu mẹ.

10. Bôi dầu gió hoặc chất có mùi mạnh lên ngực

Thoa dầu gió, mướp đắng, hoặc mùi bé ghét lên đầu ti để bé từ bỏ thói quen đòi bú. Nhiều gia đình còn chọn bôi ớt để bé không bú nhưng cần chú ý con bị cay hoặc mẹ bị bỏng rát đầu ngực và gây kích ứng cho da.

 

Có nên cho con “bú trộm” khi cai sữa không?

Quá trình cai sữa có thể phức tạp và đầy cảm xúc, cả với mẹ và bé. Việc cho con "bú trộm" trong giai đoạn này có thể dẫn đến một số hiểu lầm hoặc tạo ra sự bất nhất trong quyết tâm cai sữa. Tuy nhiên mẹ có thể cân nhắc thỉnh thoảng cho trẻ bú bởi những lý do sau: 

  • Cai sữa có thể là trải nghiệm căng thẳng cho cả mẹ và bé. Việc cho bé bú thỉnh thoảng có thể giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái hơn trong quá trình chuyển đổi.

  • Nếu bé đang bị ốm hoặc cần tăng sức đề kháng ngắn hạn, sữa mẹ có thể cung cấp một số kháng thể và dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên việc bú trộm có thể gây nhầm lẫn trong nhận thức của bé về việc cai sữa, làm cho quá trình này kéo dài hơn dự kiến nên mẹ cần cân nhắc và quyết định chính xác để đảm bảo cai sữa thành công và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con. 

Hoàng Hà Pharma hiểu rằng cả mẹ và bé đều cần thời gian và sự hỗ trợ trong quá trình cai sữa cho con. Bởi vậy, bên cạnh việc áp dụng mẹo dân gian cai sữa cho bé, mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho trẻ như kẽm, canxi, sắt và các loại vitamin bằng các sản phẩm dinh dưỡng. Nếu mẹ gặp khó khăn trong quá trình cai sữa cho con, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhé! 

Bài trước Bài sau