Tính tự giác là gì? Cách rèn luyện tính tự giác cho trẻ ngay từ nhỏ
Rèn luyện tính tự giác trẻ tính tự giác là một quá trình quan trọng trong việc phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Điều này giúp trẻ hiểu rõ trách nhiệm và tự động thực hiện các nhiệm vụ mà không cần nhắc nhở. Bằng cách tạo điều kiện và hướng dẫn phù hợp, cha mẹ có thể xây dựng nền tảng cho tính tự giác của con giai đoạn đầu đời.
Tính tự giác là gì?
Tự giác là khả năng tự nhận thức và hành động mà không cần sự nhắc nhở hay thúc đẩy từ người khác. Người tự giác là người có ý thức rõ ràng về trách nhiệm, vai trò, vịt rí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội có khả năng tự hiểu và tự thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động.
Khi nào nên đặt ra quy tắc cho trẻ là thích hợp?
Khi trẻ đạt đến độ tuổi lên 3, lúc này khả năng nhận thức về bản thân và vai trò của mình trong gia đình đã phát triển. Trẻ sẽ chú ý và bắt trước những hành độn và hình ảnh xung quanh môi trường của mình.
Chính vì vậy, từ giai đoạn này, ba mẹ nên bắt đầu dạy con về những quy tắc và cách ứng xử đúng. Trẻ sẽ nắm bắt các kỹ năng xã hội và tiếp nhận các thông tin nhanh chóng. Đặc biệt, ở độ tuổi này, trẻ sẽ có xu hướng sao chép hành vi của người khác, do đó ba mẹ hãy cân nhắc những hành động, lời nói trước mặt trẻ.
Để tránh hình thành thói quen và hành vi không tốt, ba mẹ cần hướng dẫn con tuân theo các quy tắc là điều rất quan trọng. Vì vậy, khi con ở giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, ba mẹ cần tập trung vào việc rèn luyện tính tự giác cho con để đạt hiệu quả tốt nhất.
"Trợ thủ đắc lực" cho ba mẹ giúp rèn tính tự giác cho trẻ
Việc rèn luyện tính tự giác cho trẻ là điều không hề đơn giản. Dưới đây là 4 quy tắc "trợ thủ đắc lực" cho ba mẹ trong quá trình rèn tính tự giác cho trẻ.
1. Quy tắc ứng xử trên bàn ăn
Quy tắc để khuyến khích tính tự giác cho con có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như cách ăn uống. Thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con hình thành các thói quen lành mạnh, chẳng hạn như ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, không nói chuyện trong lúc ăn và không phá hoại hoặc lãng phí đồ ăn. Điều nay giúp con xây dựng một cách ăn uống lành mạnh và tạo nền tảng sức khoẻ tốt cho tương lai.
Khi con có khả năng tự rèn luyện ứng xử đúng mực khi ăn uống, không chỉ giúp gia đình trở nên hạnh phúc mà còn đảm bảo các bữa ăn chung diễn ra một cách suôn sẻ.
Trên thực tế, các nguyên tắc xã giao thực sự không phức tạp, chúng ẩn chứa trong những chi tiết nhỏ như chờ người lớn ăn trước trước khi bắt đầu, không chuyền thức ăn lung tung hay không lạm dụng điện thoại khi đang ăn uống. Cách ăn uống của trẻ còn thể hiện tu dưỡng và giáo dục mà chúng ra nhận được từ gia đình.
Khi bước vào một nhà hàng, quán ăn, chúng ta dễ dàng nhận ra phong cách giáo dục của từng đứa trẻ qua cách trẻ ứng xử trên bàn ăn. Một số trẻ thường hành xử không kiểm soát, làm ồn ào và nghịch thức ăn bừa bãi. Mặt khác, có những đứa trẻ lại thể hiện sự tập trung, lịch sự và biết xin lỗi nếu lỡ làm phiền người khác. Việc học cách ứng xử đúng mực trong ăn uống không chỉ thể hiện sự lịch sự và tôn trọng, mà còn giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia vào các bữa tiệc, nhà hàng hay các sự kiện xã hội khác.
2. Quy tắc quản lý cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi
Ba mẹ nên truyền dạy cho con cách quản lý thời gian một cách hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ, nhằm khuyến khích con tự giác. Bằng cách tạo ra kế hoạch cụ thể, con có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách có tổ chức và tránh lãng phí thời gian. Ba mẹ có thể hướng dẫn con lên kế hoạch hàng ngày, sử dụng lịch ghi chú hoặc giấy nhớ các hoạt động quan trọng và học cách ưu tiên công việc.
Đối với trẻ, kỳ luật đồng nghĩa với việc phát triển các thói quen tốt. Những thói quen tốt có thể thay đổi số phận và ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người. Việc học tập và điều độ trong việc nghỉ ngơi là quan trọng để duy trì sức khoẻ, cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Đồng thời, đây cũng là điều kiện tiên quyết để rèn luyện khả năng tự kỷ luật của con.
3. Quy tắc tự quyết định và có trách nhiệm với hành động của mình
Để trẻ tự giác, trước tiên ba mẹ cần dạy con có trách nhiệm về từng hành động và quyết định của bản thân. Điều này bao gồm khả năng tự tin nói lên quan điểm của mình về những việc do ba mẹ yêu cầu và những việc do con thực hiện. Tạo môi trường an toàn cho con biểu đạt ý kiến là điểm quan trọng trong việc khuyến khích sự phát triển tư duy phản biện và kỹ năng ngôn ngữ.
Khi mới bắt đầu, ba mẹ chỉ cần cho trẻ tự quyết định những việc con có thể làm, như: đánh răng, rửa mặt, ăn cơm... nhằm nuôi dưỡng lòng tự trọng, lập trường và khả năng chịu trách nhiệm của trẻ. Khi trẻ có ý thức về hậu quả của các hành động, ba mẹ có thể yên tâm để con mạnh dạn thử sức và khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống.
4. Quy tắc về ranh giới
Trẻ em khi đã hiểu rõ ranh giới giữa bản thân và người khác, tự nhiên trẻ sẽ tuân thủ các quy tắc và thể hiện tinh thần trách nhiệm. Những quy tắc này chính là giới hạn, hành động được cho phép và không được phép thực hiện. Ba mẹ đóng vai trò quan trong trong việc dạy trẻ những quy này. Qua đó, tạo tiền đề tốt cho con phát triển về tư duy và trách nhiệm, đồng thời xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.
Cách khuyến khích thức này có thể thông qua việc cung cấp cho con một phòng riêng, hướng dẫn con biết trân trọng và quản lý đồ cá nhân. Trẻ sẽ tự giác trong việc dọn dẹp phpnfg và gọn gàng sắp xếp đồ chơi khi họ hiểu rõ giá trị của việc tôn trọng không gian và vật phẩm của mình. Như vậy, phụ huynh giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác qua việc truyền đạt những giá trị quan trọng này.
Như vậy, việc rèn cho con tính tự giác dựa trên những quy tắc trên không phải là bắp ép hay khắt khe với trẻ, mà giúp con phát triển những kỹ năng mềm và giá trị cần thiết để trở thành một cá nhân tự giác. Follow kênh để cập nhật nhiều thông tin bổ ích thú vị ba mẹ nhé!
Đọc thêm
- Các môn thể thao phát triển chiều cao nên cho trẻ chơi trong mùa hè
- Cách dạy bé nhận biết màu sắc để kích thích sự sáng tạo