HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt cho trẻ

Việc cho bé ngủ đôi khi là một cuộc chiến vô cùng mệt mỏi đối với cha mẹ. Nó lấy đi rất nhiều thời gian cũng như sức của gia đình. Nếu mẹ nào đang trong tình trạng này thì phương pháp luyện ngủ không nước mắt cho trẻ có thể là một giải pháp. Phương pháp này nhiều cha mẹ đã áp dụng và thành công. Cùng tìm hiểu phương pháp này nhé.

Phương pháp luyện ngủ không nước mắt là gì?

Đây là phương pháp luyện ngủ, khi trẻ buồn ngủ bố mẹ sẽ vỗ về, ôm ấp để cho bé đi vào giấc ngủ. Khi bé đã ngủ bố mẹ sẽ rời khỏi phòng, nếu bé thức giấc và khóc, bố mẹ sẽ quay trở lại để vỗ về, an ủi giúp con tự ngủ lại.

Nó chung phương pháp này sẽ giúp con tự ngủ, tuy nhiên sẽ không để con khóc liên tục trong thời gian dài. Mắc dù có tên là “không nước mắt” nhưng trong thời gian đầu có thể sẽ vẫn có nước mắt, thậm chí là nhiều nước mắt.

Cách thực hiện phương pháp luyện ngủ không nước mắt

Bước 1:Tập thói quen cho trẻ đi ngủ không cần mút ti (Có thể là ti mẹ, ti giả, núm bình)

  • Trước khi đi ngủ cho bé bú đủ no hoặc bú theo cữ. Giãn dần khoảng cách bú đêm.
  • Có thể cho bé ngậm ti lúc buồn ngủ, nhưng không cho bé ngậm ti khi ngủ hẳn.

Bước 2: Duy trì lịch sinh hoạt ổn định theo trình tự (giấc ngày và đêm)

  • Không cho bé ngủ ngày quá nhiều, ngủ đủ là được.
  • Không cho bé hoạt động mạnh, kích thích trước khi đi ngủ.
  • Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như: dụi mắt, chớp mắt liên tục, quấy khóc, uể oải…

Bước 3: Để bé thoải mái trước khi ngủ

  • Thay bỉm sạch sẽ trước khi ngủ
  • Đảm bảo phòng tối, yên tĩnh, thoáng mát
  • Cho bé nằm nôi, cũi riêng

Bước 4: Thời gian đi ngủ

  • Đặt bé vào giường khi có dấu hiệu buồn ngủ
  • Nếu bé ngủ muộn (sau 9 giờ tối) Hãy chuyển giờ ngủ sớm hơn mỗi ngày 5 phút.

Bước 5: Duy trì các thói quen ngủ tốt

  • Quấn cho bé bằng khăn quấn hoặc đắp chăn
  • Với các bé trên 6 tháng mẹ có thể cho bé ôm một đồ vật để dễ ngủ như gấu bông hoặc gối mềm.
  • Tạo ra một dấu hiệu để cho bé biết đã đến giờ đi ngủ, ví dụ như: Một bài hát du, một âm điệu nhẹ nhàng…
  • Khi bé đã có dấu hiệu buồn ngủ, đặt bé xuống nôi, cũi và hát ru hoặc bật nhạc để cho bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chú ý không làm điều này khi bé đang khóc.

Bước 6: Xử lý khi bé khóc

  • Khi bé khóc hãy bế bé dậy, vỗ nhẹ nhàng, khi bé ngừng khóc thì đặt xuống. Khi đặt xuống, giữ tay vòng quanh người bé trong vòng vài phút, khi bé đã nằm yên thì nhẹ nhàng nhấc tay ra.
  • Nếu bé khó chịu, mẹ lại vòng tay quanh người bé, vỗ nhẹ nhàng và làm dấu hiệu cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.
  • Lặp đi lặp lại việc này cho đến khi bé tự ngủ được.
  • Chú ý, mẹ tuyệt đối không trả lời bất kỳ tiếng động nào của bé, chỉ vỗ nhẹ và tạo các dấu hiệu khi ngủ.
  • Nếu bé khóc quá nhiều và lâu, hãy cho bé đi ngủ bằng cách thông thường và làm lại vào hôm sau.

Bước 7: Khi bé đã quen với việc ngủ cũi, nôi

  • Khi đặt bé xuống, nếu bé quấy hãy cố gắng không bế bé lên mà chỉ vòng tay qua người vỗ nhẹ nhàng và tạo dấu hiệu khi ngủ.
  • Nếu bé tỉnh và khóc, không bế bé lên mà hãy làm như trên.
  • Khi bé đã không cân bế lên khi đặt vào cũi, mẹ ngồi cạnh cũi, nếu bé khó chịu hãy vỗ nhẹ, nhưng lúc này không cần vòng tay quanh người bé. và từ từ rời khỏi phòng khi thấy bé đã vào giấc.
  • Nếu bé khóc, mẹ vào trấn an bé, nhưng hãy làm thật nhanh và dứt khoát.

Bí quyết giúp mẹ luyện ngủ thành công cho bé

Ngoài việc tuân thủ những bước trên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để có thể nhanh chóng áp dụng thành công phương pháp luyện ngủ không nước mắt cho trẻ: 

- Thay đổi từ từ và chậm rãi: Ví dụ như nếu bé đi ngủ muộn, hãy thay đổi giờ từ từ, mỗi ngày sớm hơn 5-10 phút.

- Thực hiện nhất quán: Phương pháp luyện ngủ không nước mắt không hề dễ dàng, do đó cha mẹ cần thực hiện theo đúng mục tiêu, kế hoạch và lịch trình ban đầu đã đề ra.

- Thực hiện thói quen đi ngủ theo một quy trình: Chẳng hạn như khi có dấu hiệu bé buồn ngủ, mẹ bắt đầu vỗ về, hát ru sau đó đặt con vào giường.

- Thiết lập lịch trình ngủ vào ban ngày phù hợp: Thời gian ngủ ban ngày phù hợp, sẽ giúp điều chỉnh đúng giấc ngủ vào ban đêm.

- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Không gian yên tĩnh, môi trường mát mẻ, quần áo thoáng mát và mềm mại…

Ưu nhược điểm của phương pháp luyện ngủ không nước mắt

Trên thực tế, không có phương pháp luyện ngủ nào hiệu quả với mọi trẻ em. Do đó cha mẹ cần linh hoạt và thay đổi trong phương pháp để bé có thể ngủ hiệu quả hơn. Phương pháp luyện ngủ không nước mắt được rất nhiều cha mẹ áp dụng thành công, song nó vẫn có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Phương pháp luyện ngủ nhẹ nhàng
  • Tạo cho bé cảm giác vui vẻ, tích cực về giấc ngủ
  • Thắt chặt tình cảm giữa cha mẹ và bé

Nhược điểm:

  • Thời gian đầu mẹ có thể bị ảnh hưởng đến giấc ngủ do phải quan sát bé thường xuyên
  • Bé có thể sẽ dựa dẫm và phụ thuộc vào mẹ nhiều hơn
  • Có thể sẽ mất nhiều thời gian mới đạt hiệu quả

Hy vọng với những gì vichatchobe vừa chia sẻ, cha mẹ đã có thêm thông tin hữu ích về phương pháp luyện ngủ không nước mắt cho trẻ. Cha mẹ hãy kiên trì áp dụng phương pháp này để giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời cũng giúp mẹ có có được giấc ngủ tốt hơn về sau.

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe

Đọc thêm

Mẹ nhàn tênh nhờ nuôi con theo phương pháp easy

Nguyên tắc nuôi dạy con tự lập từ chuyên gia

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.