HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

Vì sao bữa ăn trẻ em Việt Nam thiếu vi chất mỗi ngày?

Bữa ăn của trẻ em Việt Nam mới đáp ứng 50% nhu cầu một số vi chất dinh dưỡng hằng ngày. Điển hình là tình trạng thiếu kẽm và sắt..., - Theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) cho biết. Vậy tại sao bữa ăn trẻ em Việt Nam lại thiếu vi chất dinh dưỡng trầm trọng như vậy?

Bữa ăn không đủ nhóm chất, trẻ được uống ít sữa

Đặc biệt đối với trẻ em tiểu học, khẩu phần thực tế còn mất cân đối, không đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Theo khảo sát của Viện dinh dưỡng, năng lượng chỉ đáp ứng 60%; can xi 36,7%, sắt 31,5%, vitamin A 37%, vitamin B 47,7%, B2 là 27,7%...

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, ngoài việc chưa cung cấp đủ các nhóm thực phẩm cho trẻ, sự thiếu hụt nguồn năng lượng, các vi đa chất còn do người lớn vẫn rất lười cho con uống sữa. Hầu hết các mẹ chỉ quan tâm cho trẻ uống sữa khi bé dưới 1 tuổi, còn qua lứa tuổi này, nguồn sữa bổ sung cho trẻ rất ít. Hiện mức tiên thụ sữa ở trẻ em Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với trẻ em các nước vùng Đông Nam Á. 

Do hạn chế kiến thức về chế độ dinh dưỡng của phụ huynh

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng dư giả thì tình trạng thiếu vi đa chất dinh dưỡng đang ngày càng trở nên phổ biến ở bà mẹ và trẻ em Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dân, đặc biệt là sự tăng trưởng của thế hệ trẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, đây là một hệ lụy của sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam.

Theo một thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, 33,9% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Thống kê tại các trường tiểu học cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiếm 20%, thiếu kẽm khoảng 30%, thiếu máu thiếu sắt chiếm 34% ở trẻ em dưới 5 tuổi và 20% ở lứa tuổi tiểu học. Chế độ ăn của trẻ em Việt Nam mới chỉ đạt 30-50% so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, giống nòi của cả một thế hệ trẻ Việt Nam. 

Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng là trong 2 thập kỷ qua, người trưởng thành VN chỉ cao thêm trung bình 1,5cm. Có tới 35 - 40% trẻ dưới 2 tuổi có chiều cao thấp (tính theo lứa tuổi).

Thiếu vi chất khiến trẻ dễ mắc bệnh trong các đợt dịch

BSCKII.Đỗ Thị Ngọc Diệp - Chủ tịch hội Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh cho biết: Vi chất dù chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại đóng vai trò vô cùng to lớn với cơ thể. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, khiến hệ miễn dịch suy yếu dần, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em. Đó là lý do vì sao, thiếu vi chất còn được gọi là "nạn đói tiềm ẩn" gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì thế, các chiến lược trong thời gian tới phải nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng - điển hình là kẽm và sắt là một vấn đề cần được tiếp tục quan tâm trong năm 2023.

Tại hội nghị “Xu hướng ứng dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung nhằm chủ động nâng cao sức khỏe” do Liên chi hội dinh dưỡng, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh tổ chức, BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp khẳng định: Bổ sung kẽm và sắt đầy đủ mỗi ngày cũng nằm trong ứng dụng bổ sung vi chất để nâng cao hệ miễn dịch và giúp trẻ phát triển toàn diện là xu hướng tăng nhanh, không chỉ ở Việt Nam mà còn là của toàn cầu.

Theo đó, để phòng ngừa thiếu vi chất cho trẻ, cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp cá thể ngay từ khi mới ra đời, chứ không nên để đến khi có nguy cơ mắc các rối loạn dinh dưỡng hoặc mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng mới quan tâm.

Đọc thêm

Có nên cho trẻ uống viatmin tổng hợp không?

Chuyên gia giải đáp: Cho trẻ uống sắt và kẽm cùng lúc được không?

Bài trước Bài sau