HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Mách mẹ cách giúp trẻ hết khóc đêm đơn giản

Trẻ khóc đêm không chỉ khiến mẹ mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy làm sao để trẻ hết khóc đêm, mẹ hãy thử thực hiện các gợi ý dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm

Khóc là một cách trẻ thể hiện cảm xúc và cử chỉ hành động muốn truyền đạt. Do vậy, trẻ khóc đêm có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân:

  • Tã bẩn, ẩm ướt: Lúc này trẻ muốn nói rằng mình cần được thay tã.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Trẻ khó chịu khi tự nhiên cảm thấy nóng hoặc bị lạnh đột ngột.
  • Gặp ác mộng: Ngủ không ngon giấc, gặp phải ác mộng có thể khiến trẻ giật mình thức giấc và quấy khóc.
  • Đói bụng: Mẹ cần chú ý cho trẻ uống sữa thường xuyên vì trẻ khóc đêm có thể là báo hiệu cho mẹ bụng đang đói.
  • Mọc răng: Khi bắt đầu mọc răng, trẻ bị đau và khó chịu nên quấy khóc. Mẹ để ý thêm xem trẻ có các dấu hiệu như sốt nhẹ, gò má hoặc nướu bị sưng không để có biện pháp phù hợp xoa dịu sự khó chịu cho trẻ.
  • Cần sự âu yếm của ba mẹ: Đôi khi trẻ cần những cái ôm hoặc câu hát ru của ba mẹ để có thể an tâm ngủ ngon giấc hơn.
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa: Trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng,...cũng sẽ ngủ không ngon giấc và quấy khóc.
  • Trẻ bị thiếu canxi dễ bị giật mình khi ngủ và quấy khóc đêm.

Cách giúp trẻ hết khóc đêm đơn giản

Tạo chuyển động đều cho trẻ

Trẻ mới sinh ra thường chưa quen với môi trường bên ngoài trong khi đã quen với tử cung mẹ là một không gian chuyển động liên động, ở đó trẻ thường lắc lư nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia. Vì thế, mẹ có thể chạm nhẹ vào chăn, vỗ về bé, lắc nôi nhẹ để tạo cho trẻ cảm giác an tâm, quen thuộc và quên khóc.

Tạo chuyển động vỗ về cho trẻ cảm giác an tâm khi ngủ

Tạo chuyển động vỗ về cho trẻ cảm giác an tâm khi ngủ

Quấn trẻ trong lớp chăn mỏng

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đang quen với môi trường không gian vừa phải trong tử cung mẹ, được bao bọc và bảo vệ. Vì thế trẻ sẽ thoải mái và thư giãn hơn khi được bọc bằng những tấm chăn. Mẹ hãy thử quấn trẻ với một lớp chăn mỏng để xem trẻ có ngủ ngon hơn không nhé.

Dỗ dành bằng lời nói có thể khiến trẻ hết khóc đêm

Cách làm tuy đơn giản nhưng giúp trẻ hết khóc đêm khá hiệu quả. Mẹ có thể ghé vào tai trẻ nói hoặc kể chuyện với giọng nhỏ nhẹ, trẻ sẽ tập trung lắng nghe và bớt quấy khóc.

Vỗ nhẹ vào lưng trẻ

Trẻ khi khóc cần hít nhiều không khí hơn, nếu trẻ có cảm giác khó chịu như bị đầy hơi sẽ làm bé càng khóc to hơn. Cho nên, lúc này mẹ hãy ẵm đứng, để trẻ dựa đầu vào vai mình, vỗ nhẹ nhàng vào lưng giúp trẻ ợ hơi lên và thoải mái hơn.

Cho trẻ sử dụng ti giả

Đây là cách làm vô cùng hiệu quả. Vì trẻ sinh ra có bản năng bú mút, nhất là những trẻ thích được ngậm ti mẹ thì ngậm ti giả càng hiệu nghiệm để nín khóc. Trẻ thường sẽ hết hứng thú và không còn phụ thuộc vào ti giả sau bảy tháng tuổi nên mẹ yên tâm nhé.

Cho bé sử dụng mút bú mút giúp nín khóc

Cho bé sử dụng mút ti giả giúp nín khóc

Chú ý nhiệt độ phòng

Mẹ cần kiểm tra để trẻ không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi ngủ. Mẹ có thể kiểm tra sau khi trẻ ngủ được 30 phút hoặc 1 tiếng. Trẻ lạnh thì đắp chăn và 30 phút sau quay lại kiểm tra có bị nóng không. Nếu nóng, mẹ nên đắp thân và để hở chân, tay cho trẻ thoải mái hơn.

Tạo âm thanh quen thuộc

Thường khi ở trong bụng, mẹ hay cho con nghe những bản nhạc êm dịu. Từ lúc đó trẻ đã hình thành cảm giác quen thuộc với những âm thanh này. Cho nên, trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thư giãn hơn khi nghe thấy những âm thanh quen thuộc và ngưng quấy khóc. Mẹ nên thử xem trẻ thích thể loại nhạc gì ngủ ngon hơn để thường xuyên mở cho con nghe nhé.

Bổ sung canxi giúp trẻ hết khóc đêm

Bổ sung đủ canxi giúp trẻ hết khóc đêm

Bổ sung đủ canxi giúp bé trao đổi chất hết khóc đêm

Mẹ nên kiểm tra xem trẻ có thiếu hụt canxi không. Vì trẻ cần được bổ sung đủ canxi, hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương sẽ thuận lợi hơn giúp trẻ ngủ sâu giấc, không bị giật mình.

Có thể nói trong những năm tháng đầu đời là khoảng thời gian trẻ hay quấy khóc nhất, mẹ hãy kiên nhẫn áp dụng các cách trên để thay đổi dần dần trạng thái của con nhé!

Bài trước Bài sau