Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không? Những tư thế có lợi cho bé
Khi mới chào đời, phần lớn thời gian trong ngày trẻ dành để ngủ. Giấc ngủ chất lượng giúp bé phát triển trí não, đồng thời thích nghi tốt với môi trường bên ngoài. Khi ngủ có một số trẻ sơ sinh nằm nghiêng khiến ba mẹ băn khoăn không biết tư thế này có tốt không. Trong bài viết, chuyên gia Nhi khoa sẽ giải đáp vấn đề này và tư vấn những tư thế ngủ có lợi cho trẻ.
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?
Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ dành khoảng 16-18 tiếng đồng hồ để ngủ và chia thành nhiều giấc ngủ ngắn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics - APP), trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc, liền mạch sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt, khi ngủ ngon cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone tăng trưởng hỗ trợ hình thành tế bào não và giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tư thế ngủ quyết định đến 80% chất lượng giấc ngủ của bé. Thông thường có nhiều trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ. Nhiều ba mẹ thắc mắc, tư thế nằm nghiêng có tốt cho trẻ sơ sinh không?
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có nhiều ưu điểm tốt cho sức khỏe
Theo khuyến nghị, tư thế ngủ nằm nghiêng là một tư thế KHÔNG an toàn cho trẻ sơ sinh và gần như không mang lại lợi ích gì cho trẻ. Đồng thời, một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng tư thế nằm nghiêng không giúp cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng thường xuyên có thể gây ra một số nguy hiểm nặng nề như:
Có thể gặp hội chứng đầu bẹp: Vào giai đoạn đầu đời, xương sọ của trẻ sơ sinh còn khá mềm. Do áp lực tích tụ tại một điểm trên hộp sọ trong thời gian dài khiến bộ phận này bị chìm vào bên trong và gây hội chứng đầu bẹp.
Tật vẹo cổ do sự rút ngắn của cơ Sternocleidomastoid kết nối phía bên của đầu với xương đồ cũng là hiện tượng được cảnh báo nếu trẻ nằm nghiêng thường xuyên.
Khi trẻ bị ngạt mũi nằm nghiêng có thể khiến trẻ khó thở
Như vậy, trẻ sơ sinh nằm nghiêng đã được nghiên cứu không tốt cho sức khỏe cho bé. Để giúp con có giấc ngủ ngon, phát triển toàn diện, hạn chế nhiều nguy hiểm, ba mẹ nên tìm hiểu những tư thế nằm chuẩn y khoa cho con.
Tư thế nằm dành cho trẻ sơ sinh chuẩn Y khoa
Khi mới lọt lòng, trẻ sơ sinh bị thay đổi đột ngột môi trường sống. Môi trường bên ngoài có sự khác biệt về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng so với trong bào thai. Vì vậy, trẻ luôn có xu hướng tìm kiếm những tư thế ngủ giống ở trong bào thai. Và tư thế trẻ sơ sinh nằm nghiêng thường được nhiều em bé lựa chọn. Tuy nhiên, khi để bé này nằm tư thế nghiêng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của xương sọ.
Tốt nhất, để tránh tình trạng trẻ bị biến dạng vùng đầu, mẹ nên cho con nằm các tư thế được chuyên gia khuyến cáo dưới đây.
Trẻ sơ sinh nằm ngửa
Chuyên gia hướng dẫn cách đặt trẻ:
Hai tay mở ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn tắm lớn để tạo thành ổ cuốn, gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ để đường thở của trẻ được thẳng.
Đặt trẻ vào ổ sao cho ổ cuốn ôm sát trẻ, đặt chân của trẻ gập sát thân mình và bàn chân của trẻ chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay trẻ đặt ở giữa ngực và gần với mặt như nằm trong bụng mẹ.
Ưu điểm:
Trẻ được thư giãn và có cảm giác an toàn khi ngủ
Tư này giúp trẻ không gặp các chướng ngại vật cản trở quá trình hô hấp
Mẹ có thể thuận tiện chăm sóc khi con nằm ngửa
Trẻ nằm ngửa tốt cho hệ hô hấp
Tư thế nằm sấp
Trẻ sơ sinh rất thích nằm sấp vì có cảm giác an toàn và dễ chịu khi ngủ. Tuy nhiên, ở tư thế này trẻ có thể cảm thấy khó thở, dễ bị lật úp người. Vì vậy, mẹ nên cho con nằm tư thế sấp trong thời gian ngắn, có thể là khi massage cho trẻ. Sau đó khi ngủ cho trẻ kết hợp nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
Cách đặt trẻ: Đặt trẻ nằm sấp trên khăn bông mềm dày khoảng 4cm, dài 23x15cm hoặc 25x15 cm. Đặt trẻ sao cho bàn tay trẻ ôm vào khăn bông một cách thoải mái, không để hông và đùi gập quá 60 độ.
Ưu điểm:
Trẻ có cảm giác an toàn. Khi còn nằm trong bào thai trẻ cũng có tư thế gần như vậy, đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự bảo vệ trẻ.
Nằm sấp giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày
Trẻ sẽ thường xuyên luyện tập những động tác như xoay người, ngẩng đầu giúp hệ xương cứng cáp hơn.
Trẻ sơ sinh nằm sấp giúp bé có cảm giác an toàn
Để trẻ sơ sinh ngủ ngon mẹ cần làm gì?
Chuyên gia Nhi khoa sẽ bật mí cho mẹ những mẹo nhỏ giúp trẻ ngủ ngon bao gồm:
Con được ăn đủ sữa trước khi ngủ
Cách nhận biết trẻ ăn đủ sữa trước khi ngủ:
Các mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu và cho đến khi bé bú no, thời gian trung bình khoảng 20 - 30 phút. Cho bé bú cạn một bên vú trước, vì sữa cuối cữ bú có hàm lượng calo cao và sau đó cho bé bú bên còn lại.
Số tã ướt trong ngày: Hai ngày đầu tiên sau khi chào đời bé cần thay khoảng 2-4 tả ước và từ ngày thứ 5 trở lên sỗ tã tăng lên 6-8 cái. Như vậy, đây là dấu hiệu trẻ uống đủ sữa.
Màu nước tiểu khi uống đủ sữa sẽ nhạt và không có màu.
Sau khi cho trẻ bú no, ba mẹ nên cho vỗ ợ hơi và cho con nghỉ ngơi từ 15-30 phút trước khi vào giấc ngủ để hạn chế tình trạng nôn trớ.
Trẻ được ăn sữa no giúp con có giấc ngủ ngon
Thiết lập không gian ngủ phù hợp
Một số lưu ý về không gian ngủ giúp trẻ sơ sinh nằm nghiêng ngủ ngon:
Tạo không gian yên tĩnh: Ba mẹ cần giúp trẻ phân biệt được ban đêm và nhanh chóng rời trạng thái ru ngu, bạn cần tạo không gian yên tĩnh cho trẻ.
Bạn cần giữ không gian thoáng mát, yên tĩnh, phòng ngủ được bày trí nhẹ nhàng, ít ánh sáng. Điều này sẽ tạo cảm giác yên bình, giúp ổn định hệ thần kinh trung ương của trẻ khi ngủ.
Sắp xếp giường ngủ với gối nằm và chăn thật êm giúp bé có trạng thái như đang ở trong bụng mẹ.
Bạn cần cho trẻ ngủ trong một không gian có nhiệt độ phù hợp theo từng mùa và độ ẩm khoảng 60-80%.
Trẻ sơ sinh cần được ngủ trong nhiệt độ thích hợp
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có nhiều ưu điểm tốt cho sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, tư thế này vẫn còn một số mặt hạn chế có thể làm ảnh hưởng đến dáng đầu của bé. Tuy nhiên, ba mẹ có thể hạn chế những nhược điểm này bằng cách kết hợp nhiều tư thế ngủ khác nhau cho con. Trong bài viết, chuyên gia Nhi khoa đã hướng dẫn chi tiết cách cho bé sơ sinh nằm nghiêng và những lưu ý về không gian khi cho bé ngủ.
Tài liệu tham khảo:
https://pedsendo.org/patient-resource/growth-hormone-deficiency/