HOTLINE: 0888.003.223
ベトナム
英語

12 cách tăng đề kháng cho bé khi thu đông giao mùa bố mẹ cần biết

Tăng đề kháng cho bé luôn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh, nhất là khi thời tiết giao mùa khiến trẻ dễ ốm. Chăm sóc sức khỏe cho bé trong giai đoạn này không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn hỗ trợ con phát triển toàn diện. Hãy cùng khám phá những cách đơn giản mà hiệu quả để bảo vệ bé yêu trước những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết.

 

Dấu hiệu nhận biết sức đề kháng của bé yếu

Sức đề kháng yếu khiến bé dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn. Bố mẹ cần lưu ý những dấu hiệu dưới đây để kịp thời nhận biết và có biện pháp tăng đề kháng cho bé:

  • Thường xuyên ốm vặt, dễ bị cảm, sốt, ho, viêm họng, hoặc mắc các bệnh nhẹ nhưng tái đi tái lại nhiều lần.

  • Mất nhiều thời gian để khỏi bệnh so với trẻ cùng tuổi, ngay cả với các bệnh nhẹ như cảm cúm hay viêm phổi.

  • Bị tiêu chảy liên tục trong thời gian dài mà không có dấu hiệu cải thiện.

  • Các bệnh nhiễm trùng như nấm miệng, nấm da hoặc viêm đường hô hấp kéo dài và không thuyên giảm.

  • Không đạt các mốc tăng trưởng bình thường về cân nặng và chiều cao.

  • Thường xuyên mệt mỏi, ít năng động hơn bình thường, có dấu hiệu chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Bé có đề kháng yếu thường mắc các bệnh cảm, sốt, ho, viêm họng

Bé có đề kháng yếu thường mắc các bệnh cảm, sốt, ho, viêm họng

 

12 cách tăng đề kháng cho bé vào mùa giao thu đông

Việc tăng đề kháng cho bé là điều quan trọng giúp bảo vệ con yêu khỏi các bệnh truyền nhiễm và hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và ít ốm vặt, bố mẹ cần áp dụng những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây.

 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp bé tăng đề kháng

Một chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng sẽ giúp bé nhận được dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện, đồng thời tăng đề kháng cho bé, giảm nguy cơ mắc bệnh. Bữa ăn của bé cần bao gồm đủ bốn nhóm chất: chất béo, chất đạm, đường bột và các vitamin cùng khoáng chất. 

Rau xanhtrái cây là nhóm thực phẩm tăng đề kháng cho bé nên xuất hiện thường xuyên trong khẩu phần ăn của bé, đồng thời các món ăn nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá ngọt cần được hạn chế. 

Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong thực đơn của bé

Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong thực đơn của bé

 

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch

Thời điểm giao mùa thu đông thường khiến nhiều ba mẹ lo lắng, khi nhiệt độ thay đổi và thời tiết mưa nắng thất thường. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi rút và vi khuẩn, gây ra các bệnh truyền nhiễm và các bệnh về đường hô hấp, làm suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tương tự như cách cơ thể phản ứng khi gặp tác nhân gây bệnh. Nhờ tiêm chủng, bé không chỉ được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm mà còn giúp tăng đề kháng cho bé và giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. 

Việc tiêm phòng đúng lịch là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bố mẹ đảm bảo bé yêu luôn khỏe mạnh, an toàn trước những mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm.

Bé cần được tiêm chủng đúng lịch để chống lại vi khuẩn, vi-rút

Bé cần được tiêm chủng đúng lịch để chống lại vi khuẩn, vi-rút

 

Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ tăng đề kháng

Việc bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng hoặc các vitamin như A, D, và E đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bé khỏi vi khuẩn và virus gây bệnh, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Bố mẹ nên cung cấp cho bé các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây tươi, cá, trứng và sữa. 

Đối với các bé kén ăn hoặc không thể hấp thụ đủ qua chế độ ăn uống, bố mẹ nên bổ sung vitamin dạng giọt hoặc siro để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết.

 

Cho con ngủ đủ giấc

Đảm bảo bé ngủ đủ giấc là cách giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Giấc ngủ giúp cơ thể bé chữa các mô bị tổn thương và tiết ra các hormone hỗ trợ hệ miễn dịch. Tùy độ tuổi, bố mẹ nên cho bé ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi ngày trong không gian yên tĩnh, giảm ánh sáng và giữ độ ẩm phù hợp để bé có giấc ngủ sâu và thoải mái.

Bố mẹ cần cho bé ngủ từ 8 - 12 tiếng mỗi ngày

Bố mẹ cần cho bé ngủ từ 8 - 12 tiếng mỗi ngày

 

Massage giúp tuần hoàn máu

Khi được massage, các dây thần kinh của bé được kích thích, giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi bắt đầu và chuẩn bị dầu massage an toàn cho trẻ. 

Các động tác nhẹ nhàng trên mặt, ngực, bụng, cánh tay, chân và lưng không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn hỗ trợ phát triển thể chất và trí não, giúp bé yêu khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

 

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh

Hiện nay, nhiều bố mẹ tự ý mua thuốc cho con uống mỗi khi trẻ ốm mà không theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng kháng sinh, nhất là dùng thuốc liều cao và trong thời gian dài, có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, khiến việc điều trị cho bé trở nên khó khăn hơn.

Thêm vào đó, dùng kháng sinh không đúng cách còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, gây hại đến hệ tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận của trẻ. Vì vậy, việc dùng thuốc cho con cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách an toàn và hiệu quả.

 

Vận động thường xuyên

Các hoạt động thể dục, thể thao không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ xương khớp phát triển tốt mà còn nâng cao sức đề kháng cho bé. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ em thường xuyên rèn luyện thể lực có khả năng tiếp thu kiến thức và xử lý vấn đề hiệu quả hơn so với những trẻ ít vận động. 

Nên cho bé tham gia các hoạt động thể thao nâng cao sức khoẻ

Nên cho bé tham gia các hoạt động thể thao nâng cao sức khoẻ

 

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Bố mẹ cần dạy bé rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi vừa trở về nhà để loại bỏ vi khuẩn, virus có thể bám trên tay. Đồng thời, nhắc bé tránh thói quen mút tay, cắn móng tay hoặc đưa tay bẩn lên mặt, mũi, miệng. 

Bên cạnh đó, bố mẹ cần đảm bảo không gian sống thoáng mát, không bị ô nhiễm bởi khói thuốc, bụi bẩn và hóa chất giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ. 

 

Tắm nắng để gia tăng vitamin cần thiết

Tắm nắng là một cách đơn giản để giúp tăng đề kháng cho bé, tăng cường vitamin D, từ đó hỗ trợ xương chắc khỏe và hạn chế nguy cơ còi xương. Ánh nắng tự nhiên còn giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh và có tác dụng kháng khuẩn, giảm nguy cơ hăm tã. 

Tuy nhiên, khi cho bé tắm nắng, bố mẹ cần lưu ý thoa kem chống nắng dành riêng cho trẻ, với chỉ số SPF từ 30 trở lên, thoa 30 phút trước khi ra ngoài. 

Bé cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D

Bé cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D

 

Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng đề kháng

Từ 6 tháng đến 4 tuổi, trẻ bắt đầu mất dần khả năng miễn dịch thụ động từ mẹ và dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công hơn. Để hỗ trợ tăng đề kháng cho bé, ngoài việc đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bố mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng như siro Imunol Syrup của nhà Orzax Ocean giúp nâng cao sức khỏe cho bé. 

Bố mẹ không được cho bé uống quá liều lượng quy định

Bố mẹ không được cho bé uống quá liều lượng quy định

 

Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nhiều phụ huynh chỉ đưa bé đi khám khi bé có dấu hiệu bệnh, nhưng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé ngay cả khi bé khỏe mạnh rất quan trọng. Bắt đầu từ khi bé được 2 tuần tuổi, việc khám định kỳ giúp theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của bé và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Bảo vệ bé khỏi các yếu tố thời tiết xấu

Thời tiết thay đổi theo mùa thường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ. Mùa hè, trẻ dễ mắc các bệnh như rôm sảy, tiêu chảy, hoặc viêm phế quản; trong khi mùa thu lại là thời điểm bùng phát bệnh sởi, cúm mùa, và sốt xuất huyết. Bố mẹ nên chủ động bảo vệ sức khỏe cho bé bằng cách tiêm phòng hoặc ăn uống đầy đủ giúp bé luôn khỏe mạnh.

 

Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho bé

Tuy thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho bé rất tốt cho sức khỏe, nhưng bố mẹ cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ:

  • Trước khi sử dụng, mẹ nên đưa bé đi khám để đánh giá tình trạng sức khỏe và được tư vấn sản phẩm phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của bé.

  • Tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo trên nhãn sản phẩm hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

  • Dùng đúng cách theo hướng dẫn, sử dụng trong thời gian quy định và không tự ý ngưng sử dụng giữa chừng.

  • Lựa chọn sản phẩm của các hãng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được Bộ Y tế cấp phép.

  • Nên tránh các sản phẩm chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo ngọt nhân tạo.

  • Trong quá trình sử dụng, mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường của bé như nổi mẩn, ngứa, khó thở,... 

 

Khi nào cần đưa bé đi khám về sức đề kháng?

Khi trẻ mắc nhiễm trùng nặng, kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để đảm bảo bé không gặp tình trạng suy giảm miễn dịch. Suy giảm miễn dịch thể do bẩm sinh, khiến hệ miễn dịch của trẻ hoạt động không bình thường, dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có loại suy giảm miễn dịch do các bệnh lý hoặc tình trạng suy dinh dưỡng nặng gây ra.

Các dấu hiệu bố mẹ cần chú ý bao gồm: bé chậm tăng cân, nhiễm trùng nặng và kéo dài, nấm miệng, nấm da dai dẳng, tiêu chảy lâu ngày, và kháng sinh dùng 2 tháng nhưng không hiệu quả cần được đưa đến bác sĩ để thăm khám.

 

Tạm kết

Bằng cách chú trọng đến dinh dưỡng, giấc ngủ và môi trường sống, bố mẹ có thể giúp bé yêu vượt qua giai đoạn thu đông giao mùa một cách khỏe mạnh và tăng đề kháng cho bé. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để bé luôn được bảo vệ và phát triển toàn diện trong mọi điều kiện thời tiết.

Bài trước Bài sau