HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương cha mẹ cần lưu ý

Trẻ còi xương tuy không nguy hiểm nhưng có thể mang lại những biến chứng xấu về sau. Cho nên, mẹ cần lưu ý để có giải pháp phòng và cải thiện cho trẻ, đặc biệt là qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương là do thiếu canxi, vitamin D, K2, MK7. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể thì vitamin D là chất giúp hấp thu tối đa canxi, K2, MK7 giúp tăng định vị canxi vào đúng vị trí của xương. Nếu thiếu cả 3 vi chất này thì quá trình hình thành xương và răng sẽ bị ảnh hưởng khiến trẻ bị còi xương, thậm chí là loãng xương.

Chế độ ăn không đa dạng, trẻ ăn uống kém không đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến còi xương. Những trẻ uống sữa ít hơn số lượng khuyến nghị, đặc biệt là sữa mẹ có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh còi xương. Hoặc những trẻ được cho ăn quá nhiều chất bột đường, chất đạm gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng đào thải canxi hàng ngày,...

Các yếu tố khác khiến trẻ bị còi xương như: Mẹ khi mang thai không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu vitamin D, canxi. Bên cạnh đó, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài…có khả năng bị còi xương cao.

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương

Mẹ có thể phát hiện con bị còi xương qua những biểu hiện thường gặp như sau:

  • Trẻ thường ngủ không ngon giấc, trằn trọc và hay tỉnh giấc.
  • Thường xuyên quấy khóc nhiều.
  • Trẻ đổ mồ hôi trộm, đặc biệt là lúc ngủ.

  • Trẻ bị rụng tóc có hình giống vành khăn.
  • Trẻ chậm mọc răng và các cột mốc phát triển khác như lật, bò, đứng, đi cũng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  • Thóp rộng, sờ vào thóp thấy mềm, thời gian đóng thóp lâu, có bướu trán, đầu bẹp.
  • Lồng ngực trẻ không bình thường, phần ức nhô lên, xương cổ tay, chân bị bè, chân cong vòng kiềng,...
  • Khi canxi trong máu giảm trẻ có thể bị co giật.

Ngoài ra, mẹ cần phân biệt giữa trẻ bị còi xương với trẻ mắc bệnh còi cọc. Vì khi mắc bệnh còi cọc, trẻ có thể bị còi xương kèm theo. Trong khi đó, trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương vì trẻ có nhu cầu phốt pho và canxi cao hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ còi xương

  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương cần đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị: chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất xơ, vitamin và khoáng chất, nhưng phải cân đối ưu tiên nguồn đạm động vật và nguồn thực phẩm giàu vitamin D, canxi.

  • Ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn giàu canxi, giàu đạm như: Sữa, trứng, lòng đỏ trứng, thủy sản, thịt gà, thịt cóc, cua, tôm, cá,...
  • Ăn nhiều rau xanh, quả chín: Rau xanh, quả chín cũng giúp trẻ phát triển xương tốt vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng. Hơn nữa lại phòng ngừa táo bón, giúp trẻ tiêu hóa tốt.
  • Bổ sung đủ chất béo: Mẹ cần cho trẻ ăn lượng dầu mỡ đầy đủ theo nhu cầu theo tuổi của trẻ.
  • Một số loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn: đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có ga hay các đồ ăn nhanh, bơ, bánh kẹo, socola…

Bổ sung bộ 3 vi chất canxi, vitamin D3, K2MK7. Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng này từ bữa ăn hàng ngày thì mẹ có thể cho con sử dụng Calciu Max Syrup để đảm bảo con không thiếu chất. Đây là canxi dạng sữa, có hương dâu rất dễ dùng cho trẻ nhỏ. Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp tại Châu Âu, thuộc thương hiệu Orzax - Thương hiệu số 1 tại thì trường OTC tại Turkey. Được sản xuất trên dây truyền nhà máy đạt chuẩn GMP, đạt các chứng nhận chất lượng ISO 22000, ISO 9001, được Bộ Y Tế cấp phép nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.

Một số món ăn tốt cho trẻ bị còi xương

Mẹ có thể tham khảo thực đơn các món cháo được chế biến từ thực phẩm cần thiết đối với trẻ còi xương dưới đây:

  • Bột chân cua, hạt sen, đậu xanh: Sau khi rửa sạch, đem sấy khô thịt phần chân cua, rồi giã mịn thành bột trộn với đậu xanh và hạt sen cũng đã được giã thành bột. Pha bột chân cua với cháo để cho trẻ ăn 2 lần/ngày, trong khoảng 15 - 20 ngày. Mẹ có thể thêm gia vị muối hoặc đường cho trẻ dễ ăn.
  • Cháo tôm: Sau khi rửa sạch và lột vỏ, giã tôm, xay gạo thành bột và trộn với nhau. Sau đó, cho nước, gia vị để nấu cháo chín. Trẻ còi xương nên ăn cháo tôm 1 lần/ngày, lúc đói, trong khoảng 30 ngày.
  • Cháo cá: Sau khi rửa sạch cá, hấp cách thủy để cá chín, tách phần thịt cá và xương. Tẩm ướp gia vị vào thịt cá, còn xương cá có thể giã và lọc lấy nước nấu cháo. Trộn bột gạo đã đã được xay nhuyễn nấu với nước cá, khi chín thì cho rau cải đã thái nhỏ, thịt cá và gia vị vào. Trẻ còi xương nên ăn cháo cá 2 lần/ngày, ăn cách 1 - 2 ngày và trong khoảng thời gian 18 - 30 ngày.

  • Cháo sụn lợn: Cách nấu cháo sụn lợn cũng tương tự như cháo tôm, cá, chỉ thay bằng phần xương sụn lợn đã rửa sạch và xay thành bột. Sau đó cho gia vị và xào chín. Nấu chín phần sụn lợn với nước rồi cho bột gạo vào, thêm gia vị. Trẻ nên ăn 2 lần/ngày khi bụng đói và ăn từ 18 - 20 ngày.
  • Cháo lòng đỏ trứng gà: Tương tự như các món nêu trên, thay bằng lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín, làm khô, tán thành bột, trộn với bột gạo và nấu chín với nước, thêm gia vị. Trẻ còi xương nên ăn 1 lần/ngày khi trẻ đói và ăn từ 18 - 30 ngày.

Để cải thiện tình trạng còi xương cho con mẹ nhớ phải kiên trì đồng hành cùng con nhé!

 

Bài trước Bài sau